Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng giới thiệu phần TÍNH CHẤT HÓA HỌC, ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG CỦA ANKEN nhằm hổ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.
Ngày đăng: 06-01-2018
76,085 lượt xem
* Nhận xét: Trong phân tử anken có liên kết π trong liên kết đôi kém bền → Anken có tính chất đặc trưng là tham gia phản ứng cộng, trùng hợp và oxi hóa.
1. Phản ứng cộng hợp
a. Cộng hợp H2: (điều kiện phản ứng Ni, t0) → ankan
CH2=CH2 + H2 → CH3-CH3
Tổng quát: CnH2n + H2 → CnH2n+2
b. Cộng hợp halogen:
Thí nghiệm: Etilen làm mất màu dung dịch brom
CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br
Tổng quát: CnH2n + Br2 → CnH2nBr2
* Nhận xét:
- Dung dịch brom là thuốc thử dùng để nhận biết etilen và anken nói chung.
- Mức độ phản ứng của halogen giảm dần từ Cl2, Br2, I2.
c. Cộng hợp hiđrohalogenua
CH2=CH2 + HCl → CH3-CH2Cl
Đồng đẳng của etilen
CH3-CH=CH2 + HCl → CH3-CH2-CH2-Cl
Sản phẩm phụ
→ CH3-CHCl-CH3
Sản phẩm chính
* Lưu ý:
- Theo dãy HCl, HBr, HI phản ứng dễ dần.
- Phản ứng cộng HX vào anken bất đối tạo ra hỗn hợp 2 sản phẩm.
- Đối với các anken khác bất đối xứng khi cộng HX sẽ tuân theo quy tắc Maccôpnhicôp.
- Nếu thực hiện phản ứng cộng HBr vào anken có xúc tác peoxit thì sản phẩm chính lại ngược quy tắc Maccopnhicop.
* Quy tắc cộng Maccôpnhicôp: Trong phản ứng cộng HX vào liên kết bội, nguyên tử H ưu tiên cộng vào nguyên tử Cacbon bậc thấp hơn, còn nguyên tử hay nhóm nguyên tử X ưu tiên cộng vào nguyên tử Cacbon bậc cao hơn.
d. Cộng hợp H2O (đun nóng, có axit loãng xúc tác)
CH2=CH2 + H2O → CH3-CH2OH
- Đồng đẳng của etilen
CH3-CH=CH2 + H2O → CH3-CH2-CH2-OH
Sản phẩm phụ
→ CH3-CHOH-CH3
Sản phẩm chính
* Lưu ý: Đối với các anken khác bất đối xứng khi cộng H2O cũng tuân theo quy tắc Maccôpnhicôp: Nhóm - OH đính vào C bậc cao
2. Phản ứng trùng hợp: Có xúc tác, áp suất cao, đun nóng
nCH2=CH2 → (-CH2–CH2-)n (Polietylen hay PE)
nCH2=CH–CH3 → (-CH2–CH(CH3)-)n (Polipropilen hay PP)
- Sơ đồ phản ứng trùng hợp:
nA → (B)n (t0, xt, p)
- Phản ứng trùng hợp: Là quá trình cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau tạo thành phân tử lớn (hợp chất cao phân tử).
3. Phản ứng oxi hoá
a. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn:
- Tạo thành ancol đa chức có 2 nhóm -OH hoặc đứt mạch C chỗ nối đôi tạo thành anđehit hoặc axit.
Ví dụ:
3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C2H4(OH)2 + 2KOH + 2MnO2
Tổng quát:
3CnH2n + 2KMnO4 + 4H2O → 3CnH2n(OH)2 + 2KOH + 2MnO2
* Nhận xét: Anken làm mất màu dung dịch thuốc tím nên có thể dùng dung dịch thuốc tím để nhận biết anken.
- Riêng CH2=CH2 còn có phản ứng oxi hóa không hoàn toàn tạo CH3CHO.
CH2=CH2 + 1/2O2 → CH3CHO (PdCl2, CuCl2, t0)
b. Phản ứng cháy:
- Phương trình tổng quát:
CnH2n + 3n/2O2 → nCO2 + nH2O
- Đặc điểm phản ứng đốt cháy anken: nCO2 = nH2O.
II. Điều chế
1. Điều chế trong phòng thí nghiệm
- Tách nước từ ancol etylic:
C2H5OH → C2H4 + H2O (H2SO4 đặc, ≥ 1700C)
Tổng quát:
CnH2n+1OH → CnH2n + H2O (H2SO4 đặc, ≥ 1700C)
2. Điều chế trong công nghiệp
- Thu từ nguồn khí chế biến dầu mỏ.
- Tách H2 khỏi ankan:
CnH2n+2 → CnH2n + H2 (Fe, t0)
- Tách HX từ dẫn xuất CnH2n+1X:
CnH2n+1X + NaOH → CnH2n + NaX + H2O (ancol)
(trong 2 phản ứng tách này cần chú ý quy tắc tách Zaixep để xác định sản phẩm chính: -OH và -X được ưu tiên tách cùng nguyên tử H của C bậc cao).
- Tách X2 từ dẫn xuất đihalogen (2 nguyên tử halogen gắn với 2 nguyên tử C nằm cạnh nhau):
CnH2nX2 + Zn → CnH2n + ZnBr2 (t0)
- Cộng H2 có xúc tác Pd/PbCO3 vào ankin hoặc ankađien:
CnH2n-2 + H2 → CnH2n
- Dùng để sản xuất rượu, các dẫn xuất halogen và các chất khác.
- Để trùng hợp polime: polietilen, poliprpilen.
- Etilen còn được dùng làm quả mau chín.
Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
ĐÀO TẠO NTIC
Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857
Email: daotaontic@gmail.com
Gửi bình luận của bạn