NGUYÊN TẮC ĐIỀU CHẾ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng giới thiệu phần NGUYÊN TẮC ĐIỀU CHẾ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI nhằm hổ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

Ngày đăng: 26-10-2017

186,122 lượt xem

I. NGUYÊN TẮC ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI

 -  Khử ion kim loại thành kim loại

Mn+ + ne → M

Ví dụ: Na+ + 1e → Na

           Cu2+ + 2e → Cu

 

II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI

 

1. Phương pháp thủy luyện

- Nguyên tắc: Dùng kim loại mạnh đẩy kim loại yếu khỏi dung dịch của nó.

-  Phạm vi sử dụng: Thường dùng trong phòng thí nghiệm để điều chế kim loại yếu.

 

Ví dụ 1: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

             Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag

 

Ví dụ 2: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

              Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

 

* Lưu ý: Không dùng các kim loại mạnh như Li, Na, k, Ba, Ca để đẩy các ion kim loại yếu hơn. Vì

 

2. Phương pháp nhiệt luyện

 

- Nguyên tắc: Dùng chất khử CO, C, Al, H2 khử oxit kim loại ở nhiệt độ cao.

 

- Phạm vi sử dụng: Thường dùng trong công nghiệp với kim loại có tính khử trung bình và yếu (sau Al).

 

Ví dụ:  3Fe3O4  + 8Al     9Fe + 4Al2O3  

            Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2 

 

* Lưu ý:

 - Các phản ứng dùng kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ làm chất khử đều phải thực hiện trong môi trường khí trơ hoặc chân không 


 - Trường hợp quặng là sunfua kim loại như Cu2S, ZnS, FeS2…thì phải chuyển sunfua kim loại thành oxit kim loại. Sau đó khử oxit kim loại bằng chất khử thích hợp

 

Ví dụ với ZnS:

     2ZnS + 3O2  → 2ZnO + 2SO2 

     ZnO + C  → Zn + CO

 

 - Đối với những kim loại kém hoạt động như Hg, Ag chỉ cần đốt cháy quặng cũng thu được kim loại mà không cần dùng chất khử

    HgS + O2 → Hg + SO2

 

3. Phương pháp điện phân

 

 - Sự điện phân là quá trình oxi hóa – khử xảy ra ở bề mặt các điện cực khi có dòng điện một chiều đi qua chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li.

 

* Lưu ý: Khác với phản ứng oxi hóa – khử thông thường, phản ứng điện phân do tác dụng của điện năng và các chất trong môi trường điện phân không trực tiếp cho nhau electron mà phải truyền qua dây dẫn.
 

 - K  Ca  Na  Mg  Al      Zn  Fe ..... Pt Au

điện phân nóng chảy  điện phân dung dịch

 

a. Điện phân chất điện li nóng chảy

 - Điều chế được hầu hết các kim loại. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ dùng điều chế các kim loại như: Na, K, Mg, Ca, Ba, Al. Vì phương pháp này tốn kém hơn so với phương pháp điện phân dung dịch.

 

b. Điện phân dung dịch chất điện li trong nước

 

 - Điều chế các kim loại trung bình, yếu (sau Al). 

                   Mn+  +  ne → M 

 

* Lưu ý: 

 - Nếu điện phân dung dịch mà có các ion K+, Ca2+, Na+, Mg2+, Al3+ thì nước sẽ tham gia điện phân.

       2H2O + 2e → H2 + 2OH 

- Nếu trong dung dịch có nhiều cation thì cation nào có tính oxi hóa mạnh hơn sẽ bị khử trước.

Ví dụ: Điện phân dung dịch mà catot có chứa các ion Na+, Fe2+, Cu2+, Ag+ và Zn2+ thì thứ tự điện phân sẽ là 

  Ag+ +  1e  → Ag 

  Cu2+ + 2e → Cu 

  Fe2+ + 2e → Fe 

  Zn2+ + 2e → Zn 

  2H2O + 2e → H2 + 2OH 

 - Các ion H+ của axit dễ bị khử hơn các ion H+ của nước

 

Ví dụ 1: Viết sơ đồ điện phân nóng chảy NaCl  

 

Catot ( – )  \leftarrow NaCl  \rightarrow Anot ( + ) 
2 Na+ + e → Na                  2Cl- → Cl2 + 2e

Phương trình điện phân là:

2NaCl → 2Na + Cl2 

Hình ảnh có liên quan

Ví dụ 2: Viết sơ đồ điện phân nóng chảy NaOH 

Catot ( – )  \leftarrow NaOH \rightarrow  Anot ( + ) 
  Na+ + 1e → Na            4OH- → O2 + 2H2O + 4e

Phương trình điện phân là:

4NaOH → 4Na + O2 + 2H2O

 

Ví dụ 3: Điện phân Al2O3 nóng chảy pha thêm criolit (Na3AlF6) có thể biểu diễn bằng sơ đồ:

Catot ( – ) \leftarrow Al2O3  \rightarrow Anot ( + ) 
Al3+ + 3e → Al                        2O2- → O2 + 4e

Phương trình điện phân là:

2Al2O3  4Al + 3O2

 

Ví dụ 4: Viết sơ đồ điện phân dung dịch CuCl2

Catot ( – ) \leftarrow CuCl2  \rightarrow Anot ( + ) 
Cu2+ + 2e 
  Cu                 2Cl-   Cl2 + 2e

Phương trình điện phân là:

CuCl2   Cu + Cl2 

 

Ví dụ 5: Viết sơ đồ điện phân dung dịch NaCl

Catot ( – )  \leftarrow NaCl  \rightarrow Anot ( + ) 

H2O, Na+          (H2O)        Cl-, H2
    2H2O + 2e 
 H2 + 2OH-           2Cl-  Cl+ 2e

Phương trình điện phân là:

2NaCl + 2H2 2NaOH + H2 + Cl2 

Nếu không có màng ngăn thì:

Cl2 + 2NaOH  NaCl + NaClO + H2O

Nên phương trình điện phân là:

NaCl + H2→ NaClO + H2 

Kết quả hình ảnh cho dien phan dung dich Nacl

Ví dụ 6: Viết sơ đồ điện phân dung dịch CuSO4

Catot ( – )  \leftarrow CuSO4  \rightarrow Anot ( + ) 

Cu2+, H2O            (H2O)        H2O, SO42- 
    Cu2+ + 2e 
 Ni            2H2 O2 + 4H+ + 4e

Phương trình điện phân là:

2CuSO4 + 2H2 2Cu + 2H2SO4 + O2 

Kết quả hình ảnh cho dien phan dung dich cuso4

c. Định luật Faraday 

Khối lượng chất giải phóng ở mỗi điện cực tỉ lệ với điện lượng đi qua dung dịch và đương lượng của chất

m = \frac{A.I.t}{n.F}

Trong đó
- m: khối lượng chất giải phóng ở điện cực (gam) 
- A: khối lượng mol nguyên tử của chất thu được ở điện cực 
- n: số electron mà nguyên tử hoặc ion đã cho hoặc nhận 
- I: cường độ dòng điện (A) 
- t: thời gian điện phân (s) 
- F: hằng số Faraday là điện tích của 1 mol electron hay điện lượng cần thiết để 1 mol electron chuyển dời trong mạch ở catot hoặc ở anot (F = 1,602.10-19.6,022.1023 ≈ 96500 C.mol-1

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (1)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
  • Võ Đức An (26-06-2019) Trả lời
    Thầy ơi ! Cho em hỏi vẽ cái hình điện phân dung dịch này dùng phần mềm nào vậy ạ ? E cám ơn