TÍNH CHẤT HÓA HỌC CHUNG CỦA KIM LOẠI

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng giới thiệu phần TÍNH CHẤT HÓA HỌC CHUNG CỦA KIM LOẠI nhằm hổ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

Ngày đăng: 05-10-2017

21,841 lượt xem

- Tính khử: Kim loại dễ nhường electron tạo thành ion dương

                      M → Mn+ + ne

 

I. TÁC DỤNG VỚI PHI KIM

1. Tác dụng với oxi

- Kim loại (trừ Au, Ag, Pt) tác dụng với oxi tạo bazơ.

 Ví dụ:

              3Fe + 2O2   →  Fe3O4

              2Al + 3O2  →   2Al2O3

2. Tác dụng với phi kim khác

- Tác dụng với Cl2: tạo muối clorua (kim loại có hóa trị cao nhất)

   Ví dụ: Cu + Cl2  → CuCl2

   2Fe + 3Cl2  → 2FeCl3

   Nếu Fe dư:

    Fe + 2FeCl3  → 3FeCl2

- Tác dụng với lưu huỳnh: khi đun nóng tạo muối sunfua (trừ Hg xảy ra ở nhiệt độ thường)

     Ví dụ: 2Na + S  → Na2S

    Fe + S → FeS

    Hg + S → HgS

=> Ứng dụng: thu hồi thủy ngân khi ống nhiệt kế bị vỡ.

 

II. TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH AXIT 

 

1. Tác dụng với dung dịch HCl và H2SO4 loãng

 - Điều kiện: Kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học.

     M + nH+ → Mn+ + n/2H2 

 

Ví dụ:  Fe + HCl → FeCl2 + H2

            Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2

 

2. Tác dụng với dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc nóng

M + HNO3 → M(NO3)n{NO2, NO, N2O, N2, NH4NO3} + H2O

Ví dụ:

   Cu + 4HNO3 (đặc) → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

 

M + H2SO4 đặc,  nóng →  M2(SO4)n{SO2, S, H2S} + H2O

Ví dụ:

  2Al + 6H2SO4 đặc, nóng → Al2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

  4Mg + 5H2SO4 (đặc) →   4MgSO4 + H2S + 4H2O

Nhận xét:

 - Kim loại thể hiện nhiều số oxi hóa khác nhau khi phản ứng với H2SO4 đặc, HNO3 sẽ đạt số oxi hóa cao nhất.

 

 - Hầu hết các kim loại phản ứng được với H2SO4 đặc nóng (trừ Pt, Au) và H2SO4 đặc nguội (trừ Pt, Au, Fe, Al, Cr…), khi đó S+6 trong H2SO4 bị khử thành S+4 (SO2) ; So hoặc S-2 (H2S). 


 - Hầu hết các kim loại phản ứng được với HNO3 đặc nóng (trừ Pt, Au) và HNO3 đặc nguội (trừ Pt, Au, Fe, Al, Cr…), khi đó N+5 trong HNO3 bị khử thành N+4 (NO2


 - Hầu hết các kim loại phản ứng được với HNO3 loãng (trừ Pt, Au), khi đó N+5 trong HNO3 bị khử thành N+2 (NO) ; N+1 (N2O) ; No (N2) hoặc N-3 (NH4+


 - Các kim loại có tính khử càng mạnh thường cho sản phẩm khử có số oxi hóa càng thấp. Các kim loại như Na, K…sẽ gây nổ khi tiếp xúc với các dung dịch axit

 

 

III. TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI

 

 - Điều kiện để kim loại M đẩy được kim loại X ra khỏi dung dịch muối của nó: 

  + M đứng trước X trong dãy thế điện cực chuẩn 
 
  + Muối tham gia phản ứng và muối tạo thành phải là muối tan:

      xM (r) + nXx+ (dd) → xMn+ (dd) + nX (r) 


 - Khối lượng chất rắn tăng: ∆m↑ = mX tạo ra – mM tan 


 - Khối lượng chất rắn giảm: ∆m↓ = mM tan – mX tạo ra 


 - Hỗn hợp các kim loại phản ứng với hỗn hợp dung dịch muối theo thứ tự ưu tiên:

     Khử mạnh + oxi hóa mạnh → khử yếu hơn + oxi hóa yếu hơn

Ví dụ: 

  Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

  Nhận xét: Cu hoạt động hóa học mạnh hơn Ag

  Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

  Nhận xét: Fe hoạt động hóa học mạnh hơn Cu

  => Hoạt động hóa học của Fe > Cu > Ag

 

 - Cả M và X đều không tác dụng được với nước ở điều kiện thường.

Ví dụ: cho kim loại kiềm Na vào dung dịch CuSO4 ta thấy có sủi bọt khí không màu và xuất hiện kết tủa xanh

    Na + H2O → NaOH + 1/2H2

    CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4 

 

- Với nhiều anion có tính oxi hóa mạnh như NO3-, MnO4-,…thì kim loại M sẽ khử các anion trong môi trường axit (hoặc bazơ).

  Ví dụ: cho bột Cu vào dung dịch Cu(NO3)2 có vài giọt HCl ta thấy có khí không màu thoát ra và hóa nâu trong không khí 

    3Cu + Cu(NO3)2 + 8HCl → 4CuCl2 + 2NO + 4H2O

 

III. TÁC DỤNG VỚI H2O

 

 - Các kim loại mạnh như Li, Na, K, Ca, Sr, Ba…khử nước dễ dàng ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazo 

   M + nH2O → M(OH)n + n/2H2.

 - Kim loại Mg tan rất chậm và Al chỉ tan một phần (phản ứng chỉ xảy ra trên bề mặt của Al).

Ví dụ: Mg + 2H2 → Mg(OH)2 + H2 

 

 - Các kim loại trung bình như Mg, Al, Zn, Fe…phản ứng được với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo oxit kim loại và hiđro 

Ví dụ: 3Fe + 4H2O(h)  Fe3O4 + 4H
           Fe + H2O(h) 
 FeO + H2 
 

- Các kim loại có tính khử yếu như Cu, Ag, Hg…không khử được nước dù ở nhiệt độ cao

 


Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng
 

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha