CẶP OXI HÓA - KHỬ, KHÁI NIỆM VỀ DÃY ĐIỆN HÓA VÀ Ý NGHĨA

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng giới thiệu phần CẶP OXI HÓA - KHỬ, KHÁI NIỆM VỀ DÃY ĐIỆN HÓA VÀ Ý NGHĨA nhằm hổ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

Ngày đăng: 24-10-2017

38,982 lượt xem

1. Cặp oxi hóa - khử của kim loại

Ví dụ: Cu → Cu2+ + 2e (kim loại đồng nhường e: thể hiện tính khử).

           Cu2+ + 2e → Cu (ion Cu2+ nhận e: thể hiện tính oxi hóa).

          Cu           Cu2+ + 2e

      Cu dạng khử    Cu2+ dạng oxi hóa

 - Nguyên tử kim loại dễ nhường electron để trở thành ion kim loại.

 → Mn+ + ne

 - Ngược lại, ion kim loại có thể nhận electron để trở thành nguyên tử kim loại. 

Mn+ + ne → M

 * Tổng quát:            M           Mn+ + ne 

                             dạng khử     dạng oxi hóa

 * Nhận xét: Dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hóa - khử của kim loại.

 Kí hiệu cặp oxi hoá khử 

 

2. So sánh tính chất của các cặp oxi hóa - khử

Ví dụ: So sánh tính chất của hai cặp oxi hóa - khử Cu2+/Cu và Ag+/Ag.

Thực nghiệm cho thấy Cu tác dụng được với dung dịch muối AgNO3 theo phương trình:  

   Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag   

      Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag

Trong khi đó,

   Cu2+ + Ag → không xảy ra

 * Nhận xét: ion Cu2+ có tính oxi hóa yếu hơn ion Ag+ và kim loại Cu có tính khử mạnh hơn kim loại Ag.

 

3. Dãy điện hóa của kim loại

Người ta đã so sánh tính chất của nhiều cặp oxi hóa - khử và sắp xếp thành dãy điện hóa của kim loại:

Kết quả hình ảnh cho quy tac alpha day dien hoa

 

4. Ý nghĩa của dãy điện hóa của kim loại

 - Dự đoán được chiều của phản ứng. 

 - Quy tắc α: Khử mạnh + oxi hóa mạnh → Khử yếu + oxi hóa yếu

 

* Lưu ý: Vị trí của các cặp oxi hóa - khử 

 Fe2+/Fe;...Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+Ag+/Ag. 

 Cho chúng ta xác định được: 

 - Fe khử được Fe3+ thành Fe2+ : 

Fe + 2Fe3+  → 3Fe2+   

 - Fe khử được Cu2+ thành Fe2+ và Cu: 

Fe + Cu2+ → Fe2+  + Cu

 - Cu khử được Fe3+ : 

Cu + Fe3+ → Cu2+   + 2Fe2+  

 - Fe khử Ag+ thành Fe2+ và nếu dư Ag+ thì phản ứng tiếp tục xảy ra thành Fe3+ 

Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag

Fe2+ + Ag+ dư → Fe3+ + Ag

 Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

 

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha