SO SÁNH CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA ANKEN VÀ ANKIN

Trung tâm gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng xin giới thiệu phần SO SÁNH CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA ANKEN VÀ ANKIN. Nhằm hỗ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

Ngày đăng: 28-02-2018

47,723 lượt xem

I. CẤU TẠO VÀ ĐỒNG PHÂN

1. Khái niệm

a. Anken

 - Anken hay olefin là hiđrocacbon không no, mạch hở trong phân tử có chứa 1 liên kết đôi C=C còn lại là các liên kết đơn.

 - Công thức tổng quát của anken: CnH2n (n ≥ 2).

b. Ankin

 - Ankin là hiđrocacbon không no, mạch hở trong phân tử có chứa 1 liên kết ba CC còn lại là các liên kết đơn.

 - Công thức tổng quát của anken: CnH2n-2 (n ≥ 2).

 

2. Cấu tạo

a. Etilen

Kết quả hình ảnh cho phan tư c2h4

b. Axetilen

Kết quả hình ảnh cho c2h2

* Nhận xét:

 - Cấu tạo anken có một liên kết đôi còn lại là liên kết đơn.

 - Cấu tạo ankin có một liên kết ba còn lại là liên kết đơn.

 

3. Đồng phân

a. Anken

 - Đồng phân cấu tạo: Bao gồm đồng phân vị trí liên kết đôi và đồng phân mạch C.

 - Đồng phân hình học: Bao gồm đồng phân cis và trans

Ví dụ: Từ C4H8 Viết các đồng phân anken có thể có và gọi tên

 CH2=CH-CH2-CHbut-1-en

    CH3-CH=CH-CHbut-2-en

    CH2=C(CH3)-CH2-metyl propen

 Trong đó but-2-en có đồng phân hình học.

Kết quả hình ảnh cho dong phan cis tran

b. Ankin

 - Chỉ có đồng phân cấu tạo

  + Đồng phân vị trí liên kết ba. 

  + Đồng phân mạch C.

* Nhận xét:

 - Tại vị trí liên kết đôi C=C có góc liên kết 1200 hình thành dạng đồng phân hình học. 

 - Tại vị trí liên kết đôi CC có góc liên kết 1800 dạng đường thẳng nên không có đồng phân hình học.

 

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

* Nhận xét:

 - Cả 2 đều có liên kết π kém bền → Tính chất đặc trưng là tham gia phản ứng cộng và oxi hóa.

 - Tuy nhiên ankin có 1 liên kết ba gồm 2 liên kết π kém bền (ankin bền hơn anken) → Tính chất đặc trưng của ankin (có liên kết ba đầu mạch): Phản ứng thế với ion kim loại.

 

1. Phản ứng cộng

 a. Cộng hợp H2(điều kiện phản ứng Ni, t0 ankan

  CnH2n + H2  CnH2n+2

  CnH2n-2 + 2H2  CnH2n+2 

* Lưu ý: Nếu điều kiện phản ứng Pd/PbCO3, t khi ankin tác dụng với H2 thì chỉ tạo ra anken.

 

b. Cộng hợp halogen: Cả 2 đều làm mất màu nước brom. Nên không dùng dung dịch brom để phân biệt anken và ankin.

  CnH2n + Br2 dư  CnH2nBr2

  CnH2n + 2Br2   CnH2n-2Br4

 

c. Cộng hợp HX (hidro halogenua): Cả 2 đều tác dụng được với HX và tuân theo quy tắc cộng Maccopnhicop với anken và ankin bất đối xứng. Nhưng ankin xảy ra khó khăn hơn cần phải có điều kiện phản ứng như: HgCl2 và 1800C.

  CH3-CH=CH2 + HCl → CH3-CHCl-CH3 (sản phẩm chính)

  CH3-CCH + HCl → CH3-CCl=CH2 (sản phẩm chính)

 

d. Cộng hợp H2O: 

 - Anken + H2→ ancol (điều kiện phản ứng là H+)

  CH2=CH2 + H2→ CH3-CH2OH

 - Anken + H2→ andehit hoặc xeton (điều kiện phản ứng là HgSO4, t0)

  CHCH + H2 CH3 - CHO

  CHC-CH3 + H2 CH3-CO-CH3

 

2. Phản ứng trùng hợp:  tạo thành polime

  nCH2=CH2  (-CH­2–CH2-)(Polietylen hay PE) 

  nCHCH  (-CH=CH-)n  (nhựa cupren)

 

3. Phản ứng oxi hóa 

b. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn: Cả 2 đều làm mất màu dung dịch KMnO4 

  3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2 3C2H4(OH)2 + 2KOH + 2MnO2

  3C2H2 + 8KMnO4 + 2H2 3(COOK)2 + 2MnO2 + 2KOH

a. Phản ứng oxi hóa hoàn toàn

  CnH2n + 3n/2O2  nCO2 + nH2O

 - Đặc điểm phản ứng đốt cháy anken: nCO2 = nH2O.

  CnH2n-2 + (3n - 1)/2O2  nCO2 + (n - 1)H2O

 → đặc điểm của phản ứng đốt cháy ankin: nCO2 > nH2O và nCO2 - nH2O = nankin.

 

4. Phản ứng thế ion kim loại: Chỉ có ankin thôi mà phải là ank-1-in (vì vậy nó được dùng để nhận biết ank-1-in)

  CH ≡ CH + 2 AgNO3 + 2 NH→ CAg ≡ CAg + 2 NH4NO3

  Tổng quát

 R-C ≡ CH +  AgNO3 +  NH→ R-C ≡ CAg + NH4NO3

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (2)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
  • Hoàng Phúc (17-04-2018) Trả lời
    Chỗ C2H2 + KMnO4 bị sai rồi!
    • Đào tạo NTIC (18-04-2018)
      Sai chỗ nào vậy bạn?