Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng giới thiệu phần CẤU TẠO, TÍNH CHẤT HÓA HỌC, ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG CỦA ANDEHIT nhằm hổ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.
Ngày đăng: 12-04-2018
44,033 lượt xem
- Andehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
1. Tính oxi hóa
- Tác dụng với hidro (xúc tác Ni, t0)
CH3-CHO + H2 → CH3-CH2-OH
R-CHO + H2 → R-CH2OH
Tổng quát
R(CHO)x + xH2 → R(CH2OH)x
Andehit + H2 → ancol bậc 1
* Lưu ý:
- Trong phản ứng của anđehit với H2: Nếu gốc R có các liên kết pi thì H2 cộng vào cả các liên kết pi đó.
- Phản ứng với H2 chứng tỏ anđehit có tính oxi hóa.
2. Tính khử
a. Tác dụng với AgNO3/NH3
- Phản ứng đặc trưng của andehit là phản ứng tráng gương
CH3-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3-COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag
Tổng quát
R(CHO)x + 2xAgNO3 + 3xNH3 + xH2O → R(COONH4)x + xNH4NO3 + 2xAg
→ Phản ứng chứng minh anđehit có tính khử và được dùng để nhận biết anđehit.
- Riêng HCHO có phản ứng:
HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4NH4NO3 + 4Ag
* Lưu ý:
- Phản ứng tổng quát ở trên áp dụng với anđehit không có nối ba nằm đầu mạch. Nếu có nối ba nằm ở đầu mạch thì H của C nối ba cũng bị thay thế bằng Ag.
- Các đặc điểm của phản ứng tráng gương của anđehit:
+ Nếu nAg = 2nanđehit → anđehit thuộc loại đơn chức và không phải HCHO.
+ Nếu nAg = 4nanđehit → anđehit đó thuộc loại 2 chức hoặc HCHO.
+ Nếu nAg > 2nhỗn hợp các anđehit đơn chức thì hỗn hợp đó có HCHO.
+ Số nhóm CHO = nAg/2nanđehit (nếu trong hỗn hợp không có HCHO).
- Một số loại chất khác cũng có khả năng tham gia phản ứng tráng gương gồm:
+ HCOOH và muối hoặc este của nó: HCOONa, HCOONH4, (HCOO)nR. Các chất HCHO, HCOOH, HCOONH4 khi phản ứng chỉ tạo ra các chất vô cơ.
+ Các tạp chức có chứa nhóm chức CHO: glucozơ, fructozơ, mantozơ…
b. Tác dụng với dung dịch brom
- Andehit làm mất màu dung dịch nước brom.
R-CHO + Br2 + H2O → R-COOH + 2HBr.
c. Tác dụng với Cu(OH)2/OH-
- Andehit còn tác dụng được với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm cho kết tủa Cu2O màu đỏ gạch:
CH3-CH=O + 2Cu(OH)2 + NaOH → CH3-COONa + Cu2O + 3H2O
- Tổng quát:
R(CHO)x + 2xCu(OH)2↓ → R(COOH)x + xCu2O↓ + 2xH2O
→ Phản ứng này được dùng để nhận biết anđehit.
- Riêng đối với HCHO:
HCHO + 4Cu(OH)2 + 2NaOH → Na2CO3 + 2Cu2O + 6H2O
d. Tác dụng với oxi (xúc tác Mn2+, t0)
- Andehit có phản ứng oxi hóa bởi O2 tạo ra axit cacboxylic tương ứng với xúc tác Mn2+ và ở nhiệt độ cao:
2CH3-CHO + O2 → 2CH3-COOH
- Tổng quát
R(CHO)x + x/2O2 → R(COOH)x
e. Phản ứng cháy
CxHyOz + (x + y/4 - z/2)O2 → xCO2 + y/2H2O
Nếu đốt cháy anđehit mà nCO2 = nH2O thì anđehit thuộc loại no, đơn chức, mạch hở.
CnH2n+1CHO → (n + 1)CO2 + (n + 1)H2O
IV. Điều chế
1. Oxi hóa ancol bậc 1
C2H5OH + CuO → CH3-CHO + H2O + Cu
RCH2OH + CuO → RCHO + Cu + H2O
Tổng quát
R(CH2OH)x + xCuO → R(CHO)x + xCu + xH2O
2. Điều chế gián tiếp qua ancol không bền
- Cộng H2O vào C2H2: (xúc tác: H2SO4 hoặc HgSO4, 800C)
C2H2 + H2O → CH3CHO
- Thủy phân este của ancol không bền thích hợp:
CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COONa + CH3CHO
- Thủy phân dẫn xuất 1,1-đihalogen:
CH3-CHCl2 + 2NaOH → CH3CHO + 2NaCl + H2O
3. Một số phản ứng đặc biệt
2CH3OH + O2 → 2HCHO + 2H2O (Ag, 6000C)
CH4 + O2 → HCHO + H2O (xúc tác, t0)
2CH2=CH2 + O2 → 2 CH3CHO (PdCl2, CuCl2)
V. Ứng dụng
- Fomandehit được dùng chủ yếu để sản xuất poliphenolfomandehit (làm chất dẻo), dùng trong tổng hợp phẩm nhuộm, dược phẩm.
- Dung dịch 37 - 40% của fomandehit trong nước gọi là fomon hay fomalin dùng để ngâm xác động vật, thuộc da, tẩy uế, diệt trùng...
- Axetandehit được dùng chủ yếu để sản xuất axit axetic.
Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
ĐÀO TẠO NTIC
Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857
Email: daotaontic@gmail.com
Gửi bình luận của bạn