LÍ THUYẾT HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng xin giới thiệu PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG ELIP LÍ THUYẾT HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC nhằm hổ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

Ngày đăng: 30-10-2018

2,356 lượt xem

Lí thuyết

Hoạt động 1
Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH = h và BC = aCA = bAB = c. Gọi BH = c' và CHb'. Hãy điền vào các ô vuông trong các hệ thức sau đây để được các hệ thức lượng trong tam giác vuông:
He-thuc-luong-trong-tam-giac-vuong.png

1. a^{2}=b^{2}+\Box

2. b^{2}=a.\Box

3. c^{2}=a.\Box

4. h^{2}=b'.\Box

5. ah=b.\Box

6. {\frac  {1}{\Box }}={\frac  {1}{b^{2}}}+{\frac  {1}{c^{2}}}

7. \sin B=\sin C={\frac  {\Box }{a}};\ \sin C=\cos B={\frac  {\Box }{a}}

8. \tan B=\cot C={\frac  {\Box }{c}};\ \cot B=\tan C={\frac  {\Box }{b}}.

 

 

Xét hệ thức (1.):

BC^{2}=AC^{2}+AB^{2} (1*)

đây chính là nội dung định lí Pitago trong tam giác vuông ABC (vuông A). Mặt khác\overrightarrow {BC}^{2}=|\overrightarrow {BC}|^{2}=BC^{2} nên hệ thức (1*) trở thành:

\overrightarrow {BC}^{2}=\overrightarrow {AC}^{2}+\overrightarrow {AB}^{2} (2*)

Nếu có thể viết định lí Pitago dưới dạng các vectơ, thì có thể chứng minh định lí Pitago (2*) bằng các tính chất của vectơ"?

Thật vậy, bằng các kiến thức đã biết về vectơ ta có thể chứng minh ngắn ngọn đẳng thức (2*) như sau:

\overrightarrow {BC}^{2}=(\overrightarrow {AC}^{2}-\overrightarrow {AB})^{2}=\overrightarrow {AC}^{2}+\overrightarrow {AB}^{2}-2.\overrightarrow {AC}.\overrightarrow {AB}=\overrightarrow {AC}^{2}+\overrightarrow {AB}^{2}

Như vậy, trong tam giác vuông bằng cách viết độ dài một cạnh (BC) dưới dạng vectơ (\overrightarrow {BC}) rồi bình phương nó lên và sử dụng các tính chất của vectơ thì ta được định lí Pitago. Tò mò hơn chút, bạn cũng có thể làm như thế nhưng trong một tam giác bất kì thì bạn cũng sẽ nhận được một hệ thức.

Hệ thức gì vậy?

Định lí côsin trong tam giác

Bài toán: Trong tam giác ABC cho biết hai cạnh ABAC và góc A. Hãy tính cạnh BC.

GIẢI

Ta có BC^{2}=|\overrightarrow {BC}|^{2}={\big (}\overrightarrow {AC}-\overrightarrow {AB}{\big )}^{2}

=\overrightarrow {AC}^{2}+\overrightarrow {AB}^{2}-2\overrightarrow {AC}.\overrightarrow {AB}

\Rightarrow BC^{2}=\overrightarrow {AC}^{2}+\overrightarrow {AB}^{2}-2|\overrightarrow {AC}|.|\overrightarrow {AB}|.\cos A

\Rightarrow BC^{2}=AC^{2}+AB^{2}-2AB.AC.\cos A

\Rightarrow BC={\sqrt  {AC^{2}+AB^{2}-2AB.AC.\cos A}}


Từ kết quả của bài toán trên được định lí sau, gọi là định lí côsin trong tam giác:

Định lí Côsin

 
Tam giac bat ki.png

Trong tam giác ABC, với BC = cCA = bABc, ta có:

a^{2}=b^{2}+c^{2}-2bc\cos A;\,
b^{2}=a^{2}+c^{2}-2ac\cos B;\,
c^{2}=a^{2}+b^{2}-2ab\cos C.\,
 

Định lí trên cho ta cách tính độ dài một cạnh của một tam giác khi biết hai cạnh còn lại và côsin góc xen giữa hai cạnh đó.

Trong một tam giác, bình phương một cạnh bằng tổng bình phương hai cạnh còn lại trừ đi hai lần tích hai cạnh với côsin góc xen giữa hai cạnh đó.

Hệ quả

\cos A={\frac  {b^{2}+c^{2}-a^{2}}{2bc}}

\cos B={\frac  {a^{2}+c^{2}-b^{2}}{2ac}}

\cos C={\frac  {a^{2}+b^{2}-c^{2}}{2ab}}

 

 

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha