CẤU TẠO, TÍNH CHẤT VẬT LÍ, TÍNH CHẤT HÓA HỌC, ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG CỦA AMONIAC

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng giới thiệu phần CẤU TẠO, TÍNH CHẤT, ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG CỦA AMONIAC nhằm hổ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

Ngày đăng: 28-09-2017

12,594 lượt xem

1. Cấu tạo và tính chất vật lí

 a. Cấu tạo

 - Công thức phân tử: NH3

 - Cấu trúc phân tử:

Cấu tạo phân tử amoniac

 b. Tính chất vật lí

 - Là chất khí không màu, mùi khai và xốc. Tan nhiều trong nước.

 

2. Tính chất hóa học

 

a. Tính bazơ yếu  

Nhận xét: N trong NH3 còn 1 cặp electron chưa tham gia liên kết nên nhận proton → có tính bazơ yếu.

Ba(OH)2 > NaOH > NH3 > Mg(OH)2 > Al(OH)3

 - Tác dụng với nước:

NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH-

 → Dung dịch NH3 làm cho quỳ tím chuyển màu xanh, phenolphtalein không màu chuyển màu hồng.

  - Tác dụng với axit → muối amoni

 

NH(k) + HCl (k) → NH4Cl (khói trắng)

NH3 + H2SO4 → NH4HSO4

2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4

 - Tác dụng với dung dịch muối của các kim loại mà hiđroxit không tan → bazơ và muối:

2H2O + 2NH3 + MgCl2 → Mg(OH)2 + 2NH4Cl

Chú ý: Với muối của Cu2+, Ag+ và Zn2+ có kết tủa sau đó kết tủa tan do tạo phức chất tan Cu(NH3)4(OH)2; Ag(NH3)2OH; Zn(NH3)4(OH)2.

CuSO4 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 + (NH4)2SO4

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)3](OH)2

                                               xanh thẫm

b. Tính khử mạnh

 - Số oxi hóa của nitơ: -3   0   +1 +2 +3 +4 +5

 - Nhận xét: N trong NH3 có mức oxi hóa thấp nhất nên NH3 có tính khử mạnh.

 - Tác dụng với O2                  

4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O (t0 thường)

4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O (8500C và có Pt làm xúc tác)

 - Tác dụng với Cl2                  

2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl (t0)

8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl

 - Tác dụng với oxit của kim loại        

3CuO + 2NH3 → N2 + 3H2O + N2 (t0)

 

 * Kết luận

 - NH3 có tính bazơ khi phản ứng H2O, axit và dung dịch muối của bazơ không tan.

 - NH3 thể hiện tính khử mạnh khi tác dụng với các chất oxi hóa.

 

3. Điều chế

 a. Trong phòng thí nghiệm

  - Cho muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm:      

NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O

  - Nhiệt phân muối amoni                                           

NH4Cl → NH3 + HCl (t0)

NH4HCO3 → NH3 + H2O + CO2 (t0)

 

b. Trong công nghiệp: tổng hợp từ N2 và H2               

N2 + 3H2 ↔ 2NH3 (4500C; Fe, p)

4. Nhận biết amoniac

 

 - Khí không màu có mùi khai.

 - Khí làm cho quỳ tím chuyển màu xanh hoặc làm cho phenolphtalein không màu chuyển màu hồng.

 - Tạo khói trắng với HCl đặc.

 

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha