Trung tâm gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng xin giới thiệu CẤU TAO, TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA SACCAROZO nhằm hỗ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.
Ngày đăng: 06-08-2017
53,181 lượt xem
PHẦN I: LÍ THUYẾT
A. SACCAROZƠ
Công thức phân tử: C12H22O11
Phân tử khối: 342
I. Trạng thái thiên nhiên
- Là loại đường phổ biến nhất, có trong nhiều loài động, thực vật
- Ví dụ: Có trong nhiều loài thực vật như :mía, củ cải đường, thốt nốt.
II. Tính chất vật lí
- Là chất kết tinh không màu
- Có vị ngọt
- Dễ tan trong nước, đặc biệt tan nhiều trong nước nóng
III. Cấu trúc phân tử
Xác định cấu trúc phân tử saccarozơ căn cứ vào các dữ kiện thí nghiệm sau:
- Dung dịch saccarozơ không có phản ứng tráng bạc, không bị oxi hóa bởi nước brom, chứng tỏ phân tử saccarozơ không có nhóm -
- Đun nóng dung dịch saccarozơ có mặt axit vô cơ làm xúc tác, ta đun saccarozơ và fructozơ
Các dữ kiện thực nghiệm khác cho phép xác định được trong phân tử saccarozơ gốc -glucozơ và gốc -fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi. Liên kết này thuộc loại liên kết glicozit. Vậy cấu trúc phân tử saccarozơ được biểu diễn như sau:
gốc -glucozơ gốc -fructozơ
III.Tính chất hóa học
1. Tính chất của poliol
- Tác dụng với Cu(OH)2 cho phức đồng-saccarozơ màu xanh.
2. Phản ứng thủy phân
- Khi đun nóng dd có axit làm xúc tác, saccarozơ bị thuỷ phân tạo ra glucozơ và fructozơ
C12H22O11 + H2O → C6H12O6 + C6H12O6
Glucozơ Fructozơ
- Phản ứng này còn xảy ra nhờ tác dụng của enzym
IV. Ứng dụng và sản xuất đường saccarozơ
1. Ứng dụng
- Dùng làm thức ăn cho người
- Là nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm
- Là nguyên liệu để pha chế thuốc
- Dùng trong sản xuất bánh kẹo, nước giải khát
- Dùng tráng gương, tráng ruột phích.
2. Sản xuất đường saccarozơ
Sản xuất đường saccarozơ từ cây mía qua một số công đoạn chính thể hiện ở sơ đồ dưới đây:
B. ĐỒNG PHÂN CỦA SACCAROZƠ: MANTOZƠ
A. 10 %
B. 13 %
C. 16 %
D. 23 %
Câu 2: Công thức phân tử của saccarozơ là
A. C6H12O6
B. C6H12O7
C. C12H22O11
D. (- C6H10O5-)n
Câu 3: Saccarozơ tham gia phản ứng hóa học nào sau đây
A.Phản ứng tráng gương.
B. Phản ứng thủy phân.
C. Phản ứng xà phòng hóa .
D. Phản ứng este hóa .
Câu 4: Saccarozơ có những ứng dụng trong thực tế là:
A.Nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm, thức ăn cho người, pha chế thuốc
B.Nguyên liệu sản xuất thuốc nhuộm, sản xuất giấy, là thức ăn cho người
C.Làm thức ăn cho người, tráng gương, tráng ruột phích
D.Làm thức ăn cho người, sản xuất gỗ, giấy, thuốc nhuộm
Câu 5: Dùng thuốc thử nào dưới đây để phân biệt dung dịch saccarozơ, rượu etylic và glucozơ?
A. Dung dịch Ag2O/NH3
B. Dung dịch Ag2O/NH3 và dung dịch HCl
C. Dung dịch HCl
D. Dung dịch Iot
Hướng dẫn giải:
- Cho lần lượt các dung dịch trên tác dụng với dung dịch Ag2O/NH3:
+ Dung dịch nào xuất hiện kết tủa trắng là glucozơ
C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2Ag
+ Không có hiện tượng gì là saccarozơ và rượu etylic
- Đun nóng 2 dung dịch còn lại trong HCl, sau đó cho tác dụng với dung dịch Ag2O/NH3:
+ Dung dịch nào xuất hiện kết tủa trắng là saccarozơ
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2Ag
+ Dung dịch không có hiện tượng gì là rượu etylic
Câu 6: Khi đun nóng dd đường saccarozơ có axit vô cơ xúc tác ta được dd dịch chứa:
A. glucozơ và mantozơ B. glucozơ và glicozen
C. fructozơ và mantozơ D. glucozơ và frutozơ
Hướng dẫn giải:
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
Glucozơ Fructozơ
Câu 7: Thông thường nước mía chứa 13% saccarozơ. Nếu tinh chế 1 tấn nước mía trên thì hàm lượng saccarozơ thu được là bao nhiêu? Biết hiệu suất tinh chế đạt 80%
A.105 kg B.104kg C.110kg D.114kg
Hướng dẫn giải:
Về lý thuyết thì 1 tấn nước mía chứa 1000.13% = 130kg saccarozơ
Nhưng hiệu suất = 80% => Lượng saccarozơ thu được là: 130.80% = 104kg
Câu 8: Đường mía là loại đường nào dưới đây?
A.Đường phèn B.Glucozơ
C.Fructozơ D.Saccarozơ
Câu 9: Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được saccarozơ, glucozơ, rượu etylic, axit axetic?
A. Quỳ tím và H2SO4 loãng
B. Kim loại Na
C. Dung dịch AgNO3
D. Quỳ tím, dung dịch AgNO3/NH3, H2SO4
Hướng dẫn giải:
Để nhận biết ba dung dịch trên ta tiến hành như sau:
- Nhúng quỳ tím lần lượt vào các dung dịch trên, dung dịch nào làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là axit axetic, không làm quỳ tím đổi màu là saccarozơ và glucozơ, rượu etylic
- Cho lần lượt các dung dịch trên tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, chất nào có phản ứng tráng bạc đó là glucozơ.
C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2Ag
- Tiếp tục cho vài giọt H2SO4 vào hai dung dịch còn lại, đun nóng một
thời gian rồi cho dung dịch AgNO3 trong NH3 vào. Dung dịch nào có phản
ứng tráng bạc, đó là dung dịch saccarozơ.
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6 (1)
Glucozơ Fructozơ
C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2Ag
- Chất nào khi đun với dung dịch AgNO3 trong NH3 không có hiện tượng gì đó là rượu etylic.
Câu 10: Khi đun nóng dung dịch saccarozơ với dung dịch axit, thu được dung dịch có phản ứng tráng gương, do
A.Saccarozơ bị đồng phân hóa thành mantozơ.
B.Saccarozơ bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ.
C.trong phân tử saccarozơ có nhóm chức anđehit.
D.Saccarozơ bị thủy phân thành các anđehit đơn giản.
Hướng dẫn giải:
Khi đun nóng dung dịch saccarozơ với dung dịch axit, thu được dung dịch có phản ứng tráng gương, do saccarozơ bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ
phương trình thủy phân:
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2Ag
Câu 11: Chất X là 1 gluxit có phản ứng thủy phân
X + H2O → 2Y
X có công thức phân tử nào sau đây:
A. C6H12O6 B.(-C6H10O5-)n
C. C12H22O11 D. (C6H10O5)n
Hướng dẫn giải:
C12H22O11 + H2O 2C6H12O6
Câu 12: Để tráng bạc một số ruột phích, người ta phải thuỷ phân 34,2 gam saccarozơ rồi tiến hành phản ứng tráng gương. Tính lương Ag tạo thành sau phản ứng, biết hiệu suất mỗi quá trình là 80%?
A.27,64 B.43,90 C.54,4 D.56,34
Hướng dẫn giải:
= 34,2/342 = 0,1 mol
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6 (1)
0,1 → 0,1 0,1 mol
Trong môi trường kiềm Glucozơ ⇌ Fructozơ
C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag
0,2 0,4 mol
mAg = 0,4.108.80%.80% = 27,64g
Câu 13: Thuỷ phân hoàn toàn m gam saccarozơ thu được 270 gam hỗn hợp gồm glucozơ và fructozơ. Giá trị của m là:
A. 270,0g. B. 229,5g. C. 243,0g. D. 256,5g.
Hướng dẫn giải:
Cách 1:
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6 (1)
nglucozơ = nfructozơ = = 0,75 mol
nsaccarozơ = nglucozơ = 0,75 mol
msaccarozơ = 0,75.342 = 256,5g
Cách 2:
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
342g → 180 180
(342. ):180=256,5 g
Câu 14: Muốn có 1462,5 gam glucozơ thì khối lượng saccarozơ cần đem thủy phân là (hiệu suất của phản ứng là 100%) (chương 5/ bài 51 / mức 3)
A. 2778,75 gam. B. 2697,5 gam.
C. 2877,75 gam. D. 2967,5 gam
Hướng dẫn giải:
Cách 1:
nglucozơ = 1462,5/180 = 9,125 mol
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6 (1)
Theo pt (1) ta có nsaccarozơ = nglucozơ = 8,125 mol
msaccarozơ = 8,125.342 = 2778,75 g
Cách 2:
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
342 180 g
= 2778,75 1462,5 g
Câu 15: Khi đốt cháy một loại gluxit có công thức Cn(H2O)m , người ta thu được khối lượng H2O và CO2 theo tỉ lệ 33 : 88. Vậy gluxit là
A. C6H12O6. B. C12H22O11. C. (C6H10O5)n. D. protein.
Hướng dẫn giải:
Cn(H2O)m + O2 → nCO2 + mH2O
: = 33 : 88
=>18m : 44n = 33 : 88 => n : m = 12: 11
=>Gluxit là C12(H2O)11 hay C12H22O11
Câu 16: Thủy phân 5,13 kg saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 100%, khối lượng sản phẩm thu được là
A. 2,2 kg glucozơ và 2,2 kg fructozơ.
B. 3,4 kg glucozơ và 3,4 kg fructozơ.
C. 2,7 kg glucozơ và 2,7 kg fructozơ.
D. 1,7 kg glucozơ và 1,7 kg fructozơ.
Hướng dẫn giải:
C12H22O11 + H2O → C6H12O6 + C6H12O6
342 180 180 kg
5,13 = 2,7 2,7 kg
Câu 17: Chất X là một gluxit có phản ứng thủy phân : X + H2O → Y + Z
X có công thức phân tử nào sau đây?
A. Glucozơ. B. Tinh bột.
C. Saccarozơ. D. Xenlulozơ.
Hướng dẫn giải:
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
Glucozơ Fructozơ
Câu 18: Cần bao nhiêu gam saccarozơ để pha thành 500ml dung dịch 1M?
A. 85,5g. B. 171g. C. 342g. D. 684g.
Hướng dẫn giải:
nsaccarozơ = 0,5.1 = 0,5 mol
msaccarozơ = 0,5.342 =171g
Câu 19: Thuỷ phân hoàn toàn 62,5g dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit(vừa đủ) ta thu được dungdịch A.Cho dung dịch AgNO3/NH3 vào dung dịch A và đun nhẹ thu được bao nhiêu gam Ag?
A.13,5g B.6,75g C.7,65g 6,65g
Hướng dẫn giải:
nsaccarozơ = 62,5.17,1%/342 = 0,03125 mol
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
0,03125 → 0,03125 0,03125
C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2Ag
0,03125.2 → 0,0625
mAg = 0,0625.108 = 6,75g
Câu 20: Dùng thuốc thử nào dưới đây để phân biệt dung dịch saccarozơ, axit axetic, benzen và glucozơ?
A. Dung dịch Ag2O/NH3
B. H2O, Quỳ tím, dung dịch Ag2O/NH3
C. Dung dịch HCl
D. Quỳ tím, dung dịch Ag2O/NH3
Hướng dẫn giải:
- Cho 4 mẫu thử hòa tan vào nước và quan sát kĩ:
+ Dung dịch không tan trong nước là benzen
+ Các dung dịch còn lại tan trong nước
- Nhúng quỳ tím lần lượt các dung dịch trên:
+ Dung dịch nào làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là axit axetic
+ Không làm đổi màu quỳ tím là saccarozơ và glucozơ
- Cho 2 dung dịch còn lại tác dụng với tác dụng với dung dịch Ag2O/NH3:
+ Dung dịch nào xuất hiện kết tủa trắng là glucozơ
C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2Ag
+ Không có hiện tượng gì là saccarozơ
Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
ĐÀO TẠO NTIC
Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857
Email: daotaontic@gmail.com
Gửi bình luận của bạn