Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng xin giới thiệu ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 - HÓA 11 nhằm hỗ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.
Ngày đăng: 07-11-2020
2,506 lượt xem
A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
1. Sự điện li
- Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li.
- Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
- Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
- Định nghĩa: axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A-rê-ni-ut, axit một nấc, axit nhiều nấc, muối trung hòa, muối axit.
- Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hòa, muối axit theo định nghĩa. Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính cụ thể.
- Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh.
- Tích số ion của nước, ý nghĩa tích số ion của nước.
- Khái niệm về pH, định nghĩa môi trường axit, môi trường trung tính và môi trường kiềm. Tính pH của dung dịch axit mạnh, bazơ mạnh.
- Chất chỉ thị axit - bazơ: quỳ tím, phenolphtalein. Xác định được môi trường của dung dịch bằng cách sử dụng giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalein.
- Bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.
- Để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li phải có ít nhất một trong các điều kiện: tạo thành chất kết tủa, chất điện li yếu hoặc chất khí.
- Viết được phương trình ion đầy đủ và rút gọn, tính khối lượng kết tủa hoặc thể tích khí sau phản ứng, tính phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp, tính nồng độ mol ion thu được sau phản ứng.
2. Nhóm nitơ
- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nitơ.
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, tỉ khối, tính tan), ứng dụng chính, trạng thái tự nhiên, điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Phân tử nitơ bền do có liên kết ba, khá trơ ở nhiệt độ thường, nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao. Tính chất hóa học đặc trưng: tính oxi hóa (tác dụng với kim loại mạnh, với hiđro), ngoài ra còn có tính khử (tác dụng với oxi). Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học của nitơ.
- Tính thể tích khí nitơ trong phản ứng hóa học, tính phần trăm thể tích nitơ trong hỗn hợp khí.
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (tính tan, tỉ khối, màu, mùi), ứng dụng chính, cách điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Tính chất hóa học của amoniac: Tính bazơ yếu (tác dụng với nước, dung dịch muối, axit) và tính khử (tác dụng với oxi), viết được các PTHH dạng phân tử hoặc ion rút gọn, phân biệt được amoniac với một số khí đã biết bằng phương pháp hóa học, tính thể tích khí amoniac sản xuất được ở điều kiện tiêu chuẩn theo hiệu suất phản ứng.
- Tính chất vật lí của muối amoni (trạng thái, màu sắc, tính tan).
- Tính chất hóa học (phản ứng với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân), ứng dụng, viết được các PTHH dạng phân tử, ion thu gọn minh họa cho tính chất hóa học, phân biệt được muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hóa học, tính phần trăm về khối lượng của muối amoni trong hỗn hợp.
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan), ứng dụng, cách điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp (từ amoniac).
- HNO3 là chất oxi hóa rất mạnh: oxi hóa hầu hết kim loại, một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ. Viết các PTHH dạng phân tử, ion rút gọn minh hoạ tính chất hóa học của HNO3 đặc và loãng.
- Tính phần trăm khối lượng của hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO3.
B. MA TRẬN
C. ĐỀ THAM KHẢO
1. Đề tham khảo số 1
2. Đề tham khảo số 2
3. Đề tham khảo số 3
4. Đề tham khảo số 4
5. Đề tham khảo số 5
D. ĐÁP ÁN
Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
ĐÀO TẠO NTIC
Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857
Email: daotaontic@gmail.com
Gửi bình luận của bạn