Trung tâm gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng xin giới thiệu phần PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG HÓA HỌC nhằm hổ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.
Ngày đăng: 19-06-2024
172 lượt xem
1. Dựa vào chất phản ứng
a. Phản ứng cộng: Là phản ứng, trong đó hai hay nhiều phân tử kết hợp với nhau thành phân tử mới.
Ví dụ: C + O2 (t0) → CO2.
b. Phản ứng tách: Là phản ứng từ phân tử ban đầu tách ra thành hai hay nhiều phân tử mới.
Ví dụ: NaNO3 (t0) → NaNO2 + 1/2O2.
c. Phản ứng thế: Là phản ứng trong đó nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử này được thay thế bằng nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác.
Ví dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
d. Phản ứng trao đổi: là một loại phản ứng hoá học, trong đó hai hợp chất tham gia trao đổi cho nhau thành phần cấu tạo của nó mà không làm thay đổi chỉ số oxi hóa.
Ví dụ: NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3.
2. Dựa vào số oxi hóa
a. Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa (Phản ứng oxi hóa khử): là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố.
Ví dụ: 2H2S-2 + 3O20 (t0) → 2S+4O2 + 2H2O-2.
b. Phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa: Số oxi hóa của các nguyên tố không đổi trước và sau phản ứng.
Ví dụ: Ca+2O-2 + C+4O2 → Ca+2C+4O3-2.
3. Dựa vào nhiệt phản ứng
a. Phản ứng tỏa nhiệt: Là phản ứng hóa học giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt
Ví dụ: CH4(g) + 2O2 (g) (t0) → CO2 (g) + 2H2O(g) ∆H < 0
b. Phản ứng thu nhiệt: Là phản ứng hóa học hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt
Ví dụ: CaCO3 (s) (t0) → CaO (s) + CO2 (g) ∆H > 0
4. Dựa vào chiều phản ứng
a. Phản ứng một chiều: là phản ứng chỉ xảy ra theo một chiều từ trái sang phải.
Ví dụ: H2 + Cl2 (t0) → 2HCl
b. Phản ứng thuận nghịch: là phản ừng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau trong cùng một điều kiện phản ứng.
Ví dụ: H2 + I2 (t0) 2HI
Trung tâm gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
ĐÀO TẠO NTIC
Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857
Email: daotaontic@gmail.com
Gửi bình luận của bạn