PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PH CỦA DUNG DỊCH - HÓA 11

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng giới thiệu phần PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PH CỦA DUNG DỊCH - HÓA 11. Nhằm hổ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

Ngày đăng: 27-09-2020

17,789 lượt xem

Loa kèn tháng Tư - dành cho em nỗi nhớ của mùa hè - DKN.News

I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Dạng 1: Tính giá trị pH của dung dịch axit mạnh

HnA → nH+ + An-

1M       nM

 →  Tính pH của dung dịch axit:

    pH = - lg[H+]

* Lưu ý: Trong một dung dịch có nhiều axit mạnh

 →  Tổng nồng độ ion H+ =  [H+]HCl + [H+]HNO3 + 2[H+]H2SO4

Ví dụ 1: Trong dung dịch A chứa hỗn hợp dung dịch H2SO4 2.10-4M và HCl 6.10-4M.

Hướng dẫn

 →  Tổng nồng độ ion H+ =  [H+]HCl + 2[H+]H2SO4

= 6.10-4 + 2.2.10-4 = 10-3 M

 →  pH = 3

Dạng 2: Tính giá trị pH của dung dịch bazơ mạnh (bazơ tan)

  M(OH)n → Mn+ + nOH-

  1M                         nM

 → [H+] = 10-14/[OH-]

Hay pH + pOH = 14

 → Tính pH của dung dịch bazơ:

    pH = 14 - pOH = 14 + lg[OH-].

* Lưu ý: Trong dung dịch có nhiều bazo mạnh

  → Tổng nồng độ OH- = [OH-]NaOH + [OH-]KOH + 2[OH-]Ba(OH)2 + …

Ví dụ 2: Tính pH của dung dịch NaOH, biết 2 lít dung dịch đó có chứa 8 gam NaOH

Hướng dẫn

  nNaOH = 0,2  mol

  CNaOH = 0,2/2 = 0,1M

  NaOH → Na+ + OH-

   0,1                      0,1

  → [OH-] = 0,1M

  → pH = 14 + lg[0,1] = 13

Dạng 3: Tính giá trị pH của dung dịch sau khi trộn dung dịch axit và dung dịch bazơ

  - Tổng số mol H+ = nHCl + nHNO3 + 2nH2SO4

  - Tổng số mol OH- = nNaOH + nKOH + 2nBa(OH)2 + 2nCa(OH)2

Phương trình ion thu gọn:

   H+ + OH- → H2O

 - Nếu H+ dư thì

  [H+] = (nH+ ban đầu – nH+ phản ứng)/ tổng thể tích dung dịch

  → pH = - lg[H+]

 - Nếu OH- dư thì

[OH-] = (nOH- ban đầu – nOH- phản ứng)/ tổng thể tích dung dịch

  → pH = 14 + lg[OH-].

Ví dụ 3. Trộn 100 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với 400 ml dung dịch gồm H2SO4 0,0375 M và HCl 0,0125 M thu được dung dịch X. Tính pH của dung dịch X.

Hướng dẫn

   H       +       OH-  →    H2O

  Tổng số mol OH-: (0,1.2 + 0,1).0,1 = 0,03 mol

  Tổng số mol H+ : (0,0375.2 + 0,0125).0,4 = 0,035 mol

Số mol H+ dư: 0,035 – 0,03 = 0,005 mol  → [H+]= 0,01M  

                          →   pH = 2

Dạng 4: Pha loãng dung dịch pH bằng nước

Dung dịch A có pH = a được pha loãng bằng nước tạo thành dung dịch B có pH = b

  → số mol H+A = số mol H+B

  CA.VA = CB.VB

  → VB = CA.VA/CB

Trong đó: VB = VA + VH2O

Ví dụ 4.  Pha loãng 600 ml dung dịch axit HCl có pH = 1 bằng V lit nước cất thu được dung dịch có pH = 3. Tìm V

Hướng dẫn

  → số mol H+đầu = số mol H+sau

  Cđầu.Vđầu = Csau.Vsau

  → Vsau = Cđầu.Vđầu/Csau

            = 0,6.10-1/10-3 = 60 lit

  → VH2O = 60 – 0,6 = 59,4 lit

Dạng 5: Trộn 2 dung dịch axit và bazơ vào nhau

- Dung dịch axit mạnh có pH = a

- Dung dịch bazơ mạnh có pH = b

Gọi V và V’ lần lượt là thể tích của dung dịch axit và dung dịch bazơ

pH = a → [H+] = 10-a M

→ nH+ = 10-a.V mol

pH = b → [H+] = 10-b M

            → [OH-] = 10-14/10-b

→ nOH- = 10-14/10-b.V’ mol

Phương trình ion thu gọn:

H+ + OH- → H2O

- Nếu dung dịch thu được có pH = 7 thì axit và bazơ đều hết

10-14/10-b.V’= 10-a.V

→ Tỉ lệ V/V’ = 10-14/10-a.10-b

- Nếu dung dịch thu được có pH < 7 thì axit dư

nH+ dư = nH+ ban đầu – nH+ phản ứng

→ [H+] = (nH+ ban đầu – nH+ phản ứng)/ (V + V’)

→ [H+] = (CA.V – CB.V’)/(V + V’)

- Nếu dung dịch thu được có pH > 7 thì bazơ dư

nOH- dư = nOH- ban đầu – nOH- phản ứng

→ [OH-] = (nOH- ban đầu – nOH- phản ứng)/(V + V’)

             = (CB.V’ – CA.V)/(V + V’)

→ pH = 14 + lg[OH-].

Ví dụ 5: Phải lấy dung dịch axit mạnh pH = 5 và dung dịch bazơ mạnh pH = 9 theo tỉ lệ thể tích nào để được dung dịch có pH = 8

Hướng dẫn

  nH+ = 10-5.V mol

  nOH- = 10-14/10-b.V’ mol = 10-5.V’ mol

Phương trình ion thu gọn:

  H+ + OH- → H2O

Dung dịch thu được có pH = 8 thì bazơ dư [OH-]sau = 10-6 M

  nOH- dư = nOH- ban đầu – nOH- phản ứng

  → [OH-] = (nOH- ban đầu – nOH- phản ứng)/(V + V’)

       10-6  = (10-5.V’ – 10-5.V)/(V + V’)

  → V’/V = 9/11

II. BÀI TẬP VẬN DỤNG

1. Phải lấy dung dịch axit mạnh V lit có pH = 5 và dung dịch bazơ mạnh V’ lit có pH = 9 theo tỉ lệ thể tích V/V’ để được dung dịch có pH = 6 là

   A. 9/11.           

   B. 1/1.             

   C. 11/9.           

   D. 6/5.

2. Dung dịch Ba(OH)2  có pH  = 13 (dd A), dung dịch HCl có pH = 1 (dd B).Đem trộn 2,75 lít dung dịch A với 2,25 lít dung dịch B. Tính pH của dung dịch này

   A. 11.             

   B. 12.             

   C. 2.               

   D. 3.

3. X là dung dịch H2SO4 0,02M. Y là dung dịch NaOH 0,035M. Khi trộn lẫn dung  dịch X và dung dịch Y ta thu được dung dịch Z có thể tích bằng tổng thể tích 2 dung dịch đem trộn và có pH = 2. Coi H2SO4 điện li hoàn toàn 2 nấc. Hãy tính tỉ lệ thể tích giữa dung dịch X và dung dịch Y

   A. 3/2.        

   B. 2/3.        

   C. 2/1.                  

   D. ½.

4. Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M thu được 5,32 lít khí H2 đktc và dung dịch Y. Tính PH của dung dịch Y (Coi dung dịch có thể tích như ban đầu ) .

   A. 1.                

   B. 2.    

   C. 3.                

   D. 4.

5. Dung dịch A gồm HCl 0,2M; HNO3 0,3M; H2SO4 0,1M; HClO4 0,3M, dung dịch B gồm KOH 0,3M; NaOH 0,4M; Ba(OH)2 0,15M. Cần trộn A và B theo tỉ lệ thể tích là bao nhiêu để được dung dịch  có pH = 13 

   A. 11: 9.             

   B. 9 : 11.                  

   C. 101 : 99.           

   D. 99 : 101.

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha