Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng giới thiệu phần ÔN TẬP ĐẦU NĂM HÓA HỌC 11 Nhằm hổ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.
Ngày đăng: 09-09-2020
2,249 lượt xem
I. LÝ THUYẾT ÔN TẬP
1. Phản ứng hóa học là gì?
- Là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.
Các chất tham gia → các chất sản phẩm
2. Phân loại
- Phản ứng không làm thay đổi số oxi hóa
Ví dụ: Cu(OH)2 + HCl → CuCl2 + H2O
- Phản ứng có làm thay đổi số oxi hóa (Phản ứng oxi hóa – khử)
Ví dụ: H2S + O2 → SO2 + H2O
3. Cân bằng phản ứng hóa học
a. Cân bằng phản ứng không làm thay đổi số oxi hóa
* Lưu ý: Loại phản ứng hóa học này cân bằng rất đơn giản cần dựa phương pháp đại số giữa số nguyên tử các nguyên tố hóa học trước và sau phản ứng → cân bằng.
Ví dụ: NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
NaOH → Na2SO4 cần 2 NaOH
Tổng số H tham gia = 4 → cần 2H2O
→ Phương trình đã được cân bằng
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
b. Cân bằng phản ứng oxi hóa - khử
- Nguyên tắc: Dựa vào sự bảo toàn electron nghĩa là tổng số electron của chất khử cho phải bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận.
- Các bước cân bằng:
+ Bước 1: Xác định số oxi hóa của nguyên tử các nguyên tố trước và sau phản ứng và cho biết chất nào là chất oxi hóa, chất nào là chất khử.
+ Bước 2: Viết các quá trình oxi hóa và quá trình khử:
Quá trình oxi hóa là quá trình nhường e
Quá trình khử là quá trình nhận e.
+ Bước 3: Xác định hệ số của 2 quá trình oxi hóa và quá trình khử. Sao cho
Tổng số electron cho = tổng số electron nhận.
+ Bước 4: Điền các hệ số vào phương trình và tiến hành cân bằng nguyên tử các nguyên tố không làm thay đổi số oxi hóa.
Ví dụ: Cân bằng phản ứng oxi hóa khử sau theo phương pháp thăng bằng electron.
1. NH3 + O2 → NO + H2O (không có yếu tố môi trường)
+ Bước 1:
N-3H3 + O20 → N+2O-2 + H2O
khử oxh
+ Bước 2:
N-3 → N+2 + 5e (quá trình oxi hóa)
O20 + 4e → 2O-2(quá trình khử)
+ Bước 3: Hệ số cân bằng là 4 và 5
+ Bước 4:
4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O
2. Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O (có yếu tố môi trường)
(tiến hành tương tự)
Fe0 + H2S+6O4 đặc nóng → Fe+32(SO4)3 + S+4O2 + H2O
chất khử chất oxi hóa
1 x 2Fe0 → 2Fe+3 + 6e
3 x S+6 + 2e → S+4
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Cân bằng phản ứng oxi hóa khử sau theo phương pháp thăng bằng electron.
Dạng 1: Phản ứng oxi hóa – khử thông thường
1. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2S + H2O
2. KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
3. Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
4. KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
Dạng 2: Phản ứng tự oxi hóa – khử
1. Cl2 + KOH ——-> KCl + KClO3 + H2O
2. S + NaOH ——> Na2S + Na2SO3 + H2O
Dạng 3: Phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử
1. AgNO3 ——> Ag + NO2 + O2
2. Cu(NO3)2 ——-> CuO + NO2 + O2
3. KMnO4 ——> K2MnO4 + O2 + MnO2
Dạng 4: Phản ứng oxi hóa – khử có số oxi hóa là phân số
2. Fe3O4 + HNO3 ——-> Fe(NO3)3 + NO + H2O
3. CH3 – C = CH + KMnO4 + KOH —-> CH3 – COOK + K2CO3 + MnO2 + H2O
4. CH3 – CH = CH2 + KMnO4 + H2O —–> CH3 – CH(OH) –CH2(OH) + MnO2 + KOH
Dạng 5: Phản ứng oxi hóa – khử có nhiều chất khử
1. FeS2 + O2 ——-> Fe2O3 + SO2
2. FeS + KNO3 —–> KNO2 + Fe2O3 + SO3
3. FeS2 + HNO3 —–> Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2 + H2O
4. FeS2 + HNO3 + HCl —–> FeCl3 + H2SO4 + NO + H2O
5. FeS + HNO3 —–> Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + NO + H2O
6. Cr2S3 + Mn(NO3)2 + K2CO3 —–> K2CrO4 + K2SO4 + K2MnO4 + NO + CO2
Dạng 6: Phản ứng oxi hóa – khử có só oxi hóa tăng giảm ở nhiều mức
1. Al + HNO3 ——-> Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O (VNO : VN2O = 3 : 1)
2. Al + HNO3 ——-> Al(NO3)3 + NO + N2 + H2O ( nNO : nN2 = 3 : 2)
3. FeO + HNO3 ——> Fe(NO3)3 + NO2 + NO + H2O
(Biết tỉ lệ số mol NO2 : NO = a : b )
4. FeO + HNO3 ——> N2O + NO + Fe(NO3)3 + H2O
(Biết tỉ lệ số mol N2O : NO = x : y )
5. Al + HNO3 ——-> Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O
(Biết tỉ lệ số mol NO : N2O = 1 : 2 )
Dạng 7: Phản ứng oxi hóa – khử có hệ số bằng chữ
1. M + HNO3 —–> M(NO3)n + NO2 + H2O
2. M + H2SO4 —–> M2(SO4)n + SO2 + H2O
3. FexOy + HNO3 —–> Fe(NO3)3 + NO + H2O
4. FexOy + H2SO4 —–> Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
5. FeO + HNO3 —–> Fe(NO3)3 + NxOy + H2O
6. M2(CO3)n + HNO3 ——> M(NO3)m + NO + CO2 + H2O
7. NaIOx + SO2 + H2O —-> I2 + Na2SO4 + H2SO4
Dạng 8: Phản ứng oxi hóa – khử có chất hữu cơ
1. C6H12O6 + H2SO4 đ ——-> SO2 + CO2 + H2O
2. C12H22O11 + H2SO4 đ ——-> SO2 + CO2 + H2O
3. CH3- C CH + KMnO4 + H2SO4 ——–> CO2 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
4. HOOC – COOH + KMnO4 + H2SO4 ——> CO2 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
ĐÀO TẠO NTIC
Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857
Email: daotaontic@gmail.com
Gửi bình luận của bạn