Trung tâm gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng xin giới thiệu phần CẤU TẠO, TÍNH CHẤT HÓA HỌC, ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG CỦA H2S (HIDRO SUNFUA). Nhằm hỗ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn có 1 kì thi đạt kết quả tốt.
Ngày đăng: 30-01-2018
67,723 lượt xem
I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
- Khí H2S (Hiđro sunfua) là khí không màu, mùi trứng thối, nặng hơn không khí (d ≈ 1,17). Hóa lỏng ở −600C, hóa rắn ở −860C.
- Khí H2S tan trong nước (ở 200C và 1atm, khí hiđro sunfua có độ tan S = 0,38g/100g H2O).
- Khí H2S rất độc, chỉ cần 0,05 mg H2S trong 1 lít không khí đã gây ngộ độc, chóng mặt, nhức đầu thậm chí chết nếu thở lâu trong H2S.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Tính axit yếu
- Hiđro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit sunfuhiđric. Axit sunfuhiđric là rất yếu (yếu hơn axit cacbonic) và là axit 2 lần axit.
H2S H+ + HS- K1= 6.10-8
HS- H+ + S2- K2=10-14
- Tác dụng với các dung dịch kiềm
Ví dụ: NaOH + H2S → NaHS + H2O
2NaOH + H2S → Na2S + 2H2O
* Lưu ý: Tùy theo tỉ lệ phản ứng có thể tạo thành các muối khác nhau:
Gọi nOH-/ nH2S = T thì
+ T < hoặc = 1 → muối HS-
+ T > hoặc = 2 → S2-
+ 1 < T <2 → 2 muối: HS- và S2-
* Lưu ý: H2S tác dụng với các dung dịch muối cacbonat kim loại kiềm chỉ tạo ra muối hiđro cacbonat.
H2S + Na2CO3 → NaHCO3 + NaHS
2. Tính khử mạnh
- Số oxi hóa của lưu huỳnh: -2 0 +4 +6
* Nhận xét: S trong H2S có mức oxi hóa thấp nhất nên H2S có tính khử mạnh.
a. Tác dụng với oxi
- Dung dịch axit sunfuhiđric tiếp xúc với không khí, nó dần trở nên vẩn đục màu vàng, do oxi của không khí đã oxi hóa H2S thành S0:
2H2S+ O2 → 2H2O +2S
- Ở nhiệt độ cao, khí H2S cháy trong không khí với ngọn lửa xanh nhạt, H2S bị oxi hóa thành SO2:
2H2S + 3O2 → 2H2O + 2SO2
Nếu không cung cấp đủ không khí hoặc ở nhiệt độ không cao lắm thì H2S bị oxi hóa thành S0:
2H2S + O2 → H2O + 2S
b. Tác dụng với các chất khác
- Clo có thể oxi hóa H2S thành H2SO4:
H2S + 4Cl2+ 4H2O → H2SO4 + 8HCl
* Lưu ý: H2S khan không tác dụng với Cu, Ag, Hg, nhưng khi có mặt hơi nước thì lại tác dụng khá nhanh làm cho bề mặt các kim loại bị xám lại.
4 Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O
III. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN, ĐIỀU CHẾ
1. Trạng thái tự nhiên
- Trong tự nhiên, hiđro sunfua có trong một số nước suối, trong khí núi lửa, khí thoát ra từ chất protein bị thối rữa,...
2. Điều chế
- Trong công nghiệp không sản xuất hiđro sunfua. Trong phòng thí nghiệm điều chế bằng phản ứng của dung dịch axit clihiđric với sắt (II) sunfua:
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑
IV. MUỐI SUNFUA
1. Khái niệm
- Muối nitrat là muối của axit sufuhidric
Thí dụ: natri sufua Na2S,....
2. Tính chất
- Muối sunfua của các kim loại nhóm IA, IIA (trừ Be) như Na2S, K2S tan trong nước
Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S↑
- Muối sunfua của một số kim loại nặng như PbS, CuS... không tan trong nước, không tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng.
- Muối sunfua của những kim loại còn lại như ZnS, FeS,... không tan trong nước, nhưng tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng sinh ra khí H2S:
ZnS + 2H2SO4 → ZnSO4 + H2S↑
- Một số muối sunfua có màu đặc trưng: CdS màu vàng, CuS, FeS, Ag2S,...màu đen.
3. Nhận biết muối sunfua
- Cho dung dịch H2S vào dung dịch CuSO4 có hiện tượng kết tủa màu đen.
H2S + CuSO4 → H2SO4 + CuS↑
Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
ĐÀO TẠO NTIC
Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857
Email: daotaontic@gmail.com
Gửi bình luận của bạn