SO SÁNH CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC HALOGEN

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng giới thiệu SO SÁNH CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC HALOGEN nhằm hỗ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

Ngày đăng: 04-11-2017

39,585 lượt xem

 

I. THÀNH PHẦN, VỊ TRÍ CỦA NHÓM HALOGEN TRONG BẢNG TUẦN HOÀN

1. Thành phần

 - Nhóm halogen bao gồm các nguyên tố florine (F), clorine (Cl), bromine (Br), iodine (I) và atatine (At) - là nguyên tố phóng xạ. 

 

2. Vị trí trong Bảng tuần hoàn

 - Những nguyên tố halogen thuộc nhóm VIIA.

 

II. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ, CẤU TẠO PHÂN TỬ HALOGEN

 

1. Cấu tạo nguyên tử

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của X là ns2np5. Dễ dàng thực hiện quá trình :

                 X2 + 2e  2X

Thể hiện tính oxi hoá mạnh.
Số oxi hoá: Florine chỉ có số oxi hoá -1, các halogen khác có các số oxi hoá -1, +1, +3, +5 và +7.
- Từ F2  I2: tính oxi hóa giảm, tính khử tăng, độ âm điện giảm.
 
 
2. Cấu tạo phân tử
 
 - Do có 7 electron ở lớp ngoài cùng, chỉ còn thiếu 1 electron là đạt được cấu hình electron bền như khí hiếm, nên ở trạng thái tự do, hai nguyên tử halogen góp chung một đôi electron để tạo ra phân tử có liên kết cộng hoá trị không cực.
 

Kết quả hình ảnh cho phan tu halogen

 

III. SỰ BIỂN ĐỔI TÍNH CHẤT CỦA HALOGEN VÀ HỢP CHẤT

 

1. Sự biến đổi tính chất vật lí của các đơn chất

 Đi từ florine đến iodine ta thấy :

 – Trạng thái tập hợp : Từ thể khí chuyển sang thể lỏng và thể rắn.

 – Màu sắc : Đậm dần.

 – Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi: Tăng dần.

 

Hình ảnh có liên quan

 

Nguyên tố

Tính chất

Florine

Clorine

Bromine

lodine

Số hiệu nguyên tử

9

17

35

53

Bán kính nguyên tử (nm)

0,064

0,099

0,114

0,133

Cấu hình electron

lớp ngoài cùng của nguyên tử

2s22p5

3s23p5

4s24p5

5s25p5

Nguyên tử khối

19

35,5

80

127

Trạng thái tập hợp của đơn chất ở 20°C

khí

khí

lỏng

rắn

Màu sắc

lục nhạt

vàng lục

nâu đỏ

đen tím

Nhiệt độ nóng chảy (tnc,°C)

–219,6

–101,0

–7,3

113,6

Nhiệt độ sôi (ts,oC)

–188,1

–34,1

59,2

185,5

Độ âm điện

3,98

3,16

2,96

2,66

 

 

2. Sự biến đổi độ âm điện

 – Độ âm điện tương đối lớn.

 – Đi từ florine đến iodine độ âm điện giảm dần.

 – Florine có độ âm điện lớn nhất nên trong tất cả các hợp chất chỉ có số oxi hoá –1. Các nguyên tố halogen khác, ngoài số oxi hoá –1 còn có các số oxi hoá +1, +3, +5, +7.

 

3. Sự biến đổi tính chất hoá học của các đơn chất

 - Tính chất hóa học đặc trưng của các halogen là tính oxi hóa mạnh và giảm dần từ F2  I2.

 

a. Phản ứng với hyđrogen

  H2 + F­2­  2HF  (phản ứng xảy ra ngay trong bóng tối, ở đk thường và gây nổ).                   

  H2 + Cl­2­  2HCl (phản ứng xảy ra khi chiếu sáng hoặc có đun nóng và gây nổ (nếu tỉ lệ thể tích 1:1)).

  H2 + Br­2­  2HBr  (phản ứng xảy ra khi đun nóng) 

  H2 + I­2­  \rightleftharpoons 2HI  (phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao, phản ứng xảy ra không hoàn toàn (phản ứng thuận nghịch)).

 

* Kết luận: Tính oxi hóa mạnh và giảm dần từ F2  I2.

 

b. Phản ứng mạnh với kim loại
   2M +  nX2  → 2MCln (muối halide)
 
 - Florine tác dụng được với tất cả các kim loại, kể cả vàng (Au) và bạch kim (Pt)
 
 - Clorine tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Au và Pt)
       
 -  Bromine phản ứng trực tiếp với nhiều kim loại, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp xảy ra ở ngay nhiệt độ thường.
 Ví dụ: 2Fe + 3Br2   →  2FeBr3
 
 -  Iodine phản ứng trực tiếp với nhiều kim loại, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp xảy ra ở ngay nhiệt độ thường.
 Ví dụ: Fe + I2   →  FeI2
 

* Kết luận: Tính oxi hóa mạnh và giảm dần từ F2  I2.

 

c. Phản ứng với H2O: Khi cho halogen tan vào nước thì:
 - Florine bốc cháy trong nước nóng.

   2F2 + 2H2→ 4HF + O2

 - Clorine tan trong nước một phần tạo thành hỗn hợp 2 axit:
   Cl2 + H2 \rightleftharpoons HCl + HClO
 
- Bromine cho phản ứng với nước tương tự clo nhưng tan kém clo.
   Br2 + H2 \rightleftharpoons HBr + HBrO
 
- Iodine tan rất ít trong nước, hầu như không phản ứng với nước.
 

 

d. Halogen mạnh đẩy halogen yếu ra khỏi muối     

   F2 + 2NaCl → 2NaF + Cl2  (Điều kiện: Florine tác dụng với NaCl khan, đun nóng).

  2Cl2 + 2NaBr  2NaCl + Br

  2Br2 + 2NaI  2NaBr + I

 

* Kết luận: Tính oxi hóa mạnh và giảm dần từ F2  I2.

 

4. Sự biến đổi tính chất hóa học của hợp chất

a. Sự biến đổi tính chất của HX

 - Tính khử của HX: Tăng dần từ HF < HCl < HBr < HI.

 - Tính axit của dung dịch HX: Tính axit tăng dần từ HF < HCl < HBr < HI. 

 

b. Sự biến đổi tính chất của HXO4

 - Tính axit giảm dần từ HClO4 > HBrO4 > HIO4.

 

c. Sự biến đổi tính chất của muối halide.

Dùng AgNO3 làm thuốc thử:

  NaF + AgNO  →  không tác dụng

  NaCl + AgNO→ AgCl↓  + NaNO3

                          màu trắng

  NaBr + AgNO→ AgBr ↓ + NaNO3

                           màu vàng nhạt

  NaI + AgNO→ AgI↓ + NaNO3

                          màu vàng

Trung tâm luyện thi - gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (1)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
  • Dương Quốc Bình (24-02-2018) Trả lời
    Bài làm hay nhưng cần có thêm video thí nghiệm các phản ứng để thấy sự khác biệt thì sẽ hấp dẫn hơn.