Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng giới thiệu phần PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TÍNH SỐ MẮC XÍCH CỦA POLIME - HÓA 12. Nhằm hổ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.
Ngày đăng: 18-09-2020
20,682 lượt xem
I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Số mắt xích bằng tỉ lệ khối lượng phân tử của đoạn polime và khối lượng của mắt xích; tính số mắt xích dựa vào phản ứng clo hóa hoặc phản ứng cộng.
Bước 1: Xác định công thức của polime
Bước 2: Lập biểu thức giữa khối lượng phân tử với số mắt xích
Bước 3: Tính theo yêu cầu của bài toán
Trong nhiều trường hợp, có thể dùng định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố để giải nhanh
- Số mắt xích = số phân tử monome = hệ số polime hóa (n) =
- Hệ số polime hóa (n) = hệ số trùng hợp
Ví dụ 1: Khối lượng phân tử của tơ capron là 15000 đvC. Số mắt xích trung bình trong phân tử của loại tơ này gần nhất là
A. 145.
B. 133.
C. 118.
D. 113.
Hướng dẫn
Cấu tạo của tơ capron:
-(-HN-(CH2)5-CO-)n-
→ 113n = 15000
→ a =132, 7
→ Đáp án: B
Ví dụ 2: Polime X có hệ số trùng hợp là 560 và phân tử khối là 35000. Công thức một mắt xích của X là
A. -(–CH2–CHCl–)n-.
B. -(–CH=CCl–)n- .
C. -(–CCl=CCl–)n- .
D. –(–CHCl–CHCl–)n-.
Hướng dẫn
Khối lượng của một mắt xích trong polime X là: M = 35000/560 = 62,5
→ công thức của mắt xích là -(–CH2–CHCl–)n-.
→ Đáp án: A
Ví dụ 3: Số mắt xích glucozơ có trong 194,4 mg amilozơ là (cho biết số Avogađro = 6,02.1023):
A. 7224.1017.
B. 6501,6.1017.
C. 1,3.10-3.
D. 1,08.10-3.
Hướng dẫn
Amilozơ là một thành phân cấu tạo nên tinh bột, amilozơ là polime có mạch không phân nhánh, do nhiều mắt xích a-glucozơ –C6H10O5– liên kết với nhau tạo thành.
n(C6H10O5)n = 194,4/1000.162 mol
số mắc xích n = 194,4.6,02.1023/1000.162 = 7224.1017
→ Đáp án: A
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
1. Khối lượng phân tử của 1 loại tơ capron bằng 16950 đvC, của tơ enang bằng 21590 đvC. Số mắt xích trong công thức phân tử của mỗi loại tơ trên lần lượt là :
A. 150 và 170.
B. 170 và 180.
C. 120 và 160.
D. 200 và 150.
2. Trong 1 kg gạo chứa 81% tinh bột có số mắt xích tinh bột là
A. 3,011.1024.
B. 5,212.1024.
C. 3,011.1021.
D. 5,212.1021.
3. Đun polime X với Br2/Fe thấy sinh ra một chất khí không màu có thể làm kết tủa dung dịch AgNO3. Nếu đun khan X sẽ thu được một chất lỏng Y (dY/kk = 3,586). Y không những tác dụng với Br2/Fe mà còn tác dụng được với nước Br2. Công thức cấu tạo của Y là
A. C6H5–CH3.
B. C6H5–CH=CH2.
C. C6H5–C≡CH.
D. C6H11–CH=CH2.
4. Đun hỗn hợp gồm acrilonitrin và ankađien liên hợp X (tỉ lệ mol 1:1) thu được polime Y. Trong Y có 78,505% khối lượng cacbon. Công thức của Y là
A. –(–CH2–C(CH3)=CH–CH2–CH2–CH(CN)–)n –.
B. –(–CH2–CH=CH–CH2–CH2–CH(CN)–)n-.
C. –(–CH2–C(CH3)=C(CH3)–CH2–CH2–CH(CN)–)n-
D. –(–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH(CN)–)n–.
5. Khi tiến hành phản ứng trùng ngưng giữa axit ađipic và hexametylenđiamin ta thu được một tơ nilon-6,6 chứa 12,39% nitơ về khối lượng. Tỉ lệ số mắt xích giữa axit ađipic và hexametilenđiamin trong mẫu tơ trên là
A. 1:3
B. 1:1
C. 2:3
D. 3:2
Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
ĐÀO TẠO NTIC
Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857
Email: daotaontic@gmail.com
Gửi bình luận của bạn