PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ĐỐT CHÁY CACBOHIDRAT

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng giới thiệu phần PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ĐỐT CHÁY CACBOHIDRAT. Nhằm hổ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

Ngày đăng: 18-10-2020

45,041 lượt xem

Thiếu nữ Hà thành mơ màng bên hoa phượng “rực cháy“

I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT

Công thức chung của cacbohidrat X: Cn(H2O)m

Phương trình đốt cháy:

Cn(H2O)m + nO2 → nCO2 + mH2O

 → nCO2 = nO2

Khối lượng của cacbohidrat X:

 → mX = mC + mH2O

II. BÀI TẬP VẬN DỤNG

1: Khi đốt cháy hoàn toàn một loại gluxxit, người ta thu được khối lượng nước và CO2 theo tỉ lệ 33:88. Công thức phân tử của gluxit là

   A. C6H12O6.    

   B. (C6H10O5)n.             

   C. C12H22­O11.              

   D. Cn(H2O)m.

Hướng dẫn

Gọi khối lượng của CO2 là 88g thì mH2O = 33g

   nCO2 = 2 mol

   nH2O = 33/18 = 11/6 mol

Phương trình đốt cháy:

Cn(H2O)m + nO2 → nCO2 + mH2O

                               n             m

                              2             11/6

  → n/m = 12/11

  → n = 12 thì m = 11

CTPT C12H22O11

    → Đáp án: C

2: Oxi cháy hoàn toàn mg hỗn hợp glucozơ và saccarozơ cần 24g CuO sản phẩm thu được cho qua dung dịch H2SO4 đặc thấy khối lượng bình tăng thêm 2,61g. Giá trị của m là

   A. 5,22.                                    

   B. 4,41.                                    

   C. 5,12.                                    

   D. 4,14.

Hướng dẫn

Khi oxi hóa hoàn toàn gluxit (Cn(H2O)m) bằng CuO thu được CO2 và H2O

Khối lượng của bình H2SO4 đặc tăng lên là khối lượng của nước. mH2O = 2,61g

nCuO = 24/80 = 0,3 mol

Cn(H2O)m + 2nCuO → nCO2 + Cu + mH2O

 → nC = nCO2 = 1/2nCuO = 0,15 mol

 → mhh = mC + mH2O

            = 0,15.12 + 2,61 = 4,41g

    → Đáp án: B

3: Đốt cháy hoàn toàn mg hỗn hợp gồm metyl fomat, saccarozơ, glucozơ cần 6,72 lit O2 (đktc) thu được 5,22g H2O. Giá trị của m là

   A. 8,82.                      

   B. 8,38.                       

   C. 9,00.                       

   D. 10,02.

Hướng dẫn

Metyl fomat: HCOOCH3 = C2H4O2 = C2(H2O)­2

Saccarozơ: C12H22O11 = C12(H2O)11

Glucozơ: C6H12O6 = C6(H2O)6

 → cả 3 chất này đều có chung Cn(H2O)m. Vì vậy, lượng oxi cần dùng để đốt cháy cả 3 chất này bằng lượng oxi dùng để đốt cháy C.

  C + O2 → CO2

 0,3    0,3 mol

  → mhh = mC + mH2O = 0,3.12 + 5,22 = 8,82g

  → Đáp án: A

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha