Trung tâm gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC xin giới thiệu phần KHÁI NIỆM, CẤU TẠO, TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA LIPIT nhằm hổ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.
Ngày đăng: 18-08-2021
17,878 lượt xem
A. Lý thuyết
1. Khái niệm
a. Lipit là gì?
- Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực như: ete, cloroform, xăng dầu.
- Lipit bao gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit… hầu hết chúng đều là các este phức tạp.
b. Chất béo là gì?
- Chất béo: là trieste của glixerol với các axit béo được gọi chung là triglixerit.
- Công thức chung:
hay (RtbCOO)3C3H5
Trong đó: R1, R2, R3, Rtb là gốc hiđrocacbon của axit béo, có thể giống hoặc khác nhau.
- Axit béo là các axit cacboxylic đơn chức, có số chẵn nguyên tử C (thường từ 12C đến 24C) và không phân nhánh.
- Một số axit béo thường gặp:
Axit panmitic: C15H31COOH
Axit stearic: C17H35COOH
Axit oleic: C17H33COOH
Axit linoleic: C17H31COOH
2. Trạng thái tự nhiên
- Chất béo là thành phần chính của mỡ động vật và dầu thực vật.
3. Tính chất vật lí của chất béo
- Các triglixerit chứa chủ yếu các gốc axit béo no thường là chất rắn ở nhiệt độ phòng, như mỡ động vật.
- Các triglixerit chứa chủ yếu các gốc axit béo không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng và được gọi là dầu, thường có nguồn gốc thực vật hoặc từ động vật máu lạnh như dầu cá…
- Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực như benzen, xăng, ete…
4. Tính chất hóa học của chất béo
- Chất béo mang đầy đủ tính chất của este.
a. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit
- Khi đun nóng với nước có xúc tác axit, chất béo bị thủy phân tạo ra glixerol và các axit béo:
(RtbCOO)3C3H5 + 3H2O (H+) 3RtbCOOH + C3H5(OH)3
Ví dụ: Thủy phân tristearin:
(C17H35COO)3C3H5 + 3H2O 3C17H35COOH + C3H5(OH)3
tristearin axit stearic glixerol
b. Phản ứng xà phòng hóa
- Khi đun nóng chất béo với dung dịch kiềm NaOH hoặc KOH thì tạo ra grixerol và hỗn hợp muối của các axit béo.
(RtbCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RtbCOONa + C3H5(OH)3
Ví dụ: Thủy phân tristearin:
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH 3C17H35COONa + C3H5(OH)3
tristearin natri stearat glixerol
- Muối thu được sau phản ứng là thành phần chính của xà phòng nên được gọi là phản ứng xà phòng hóa.
* Lưu ý:
- Khi thủy phân chất béo luôn thu được glixerol.
- Sơ đồ thủy phân chất béo trong dung dịch bazơ:
Triglixerit + 3OH- Muối + Glixerol.
Vì vậy
- Bảo toàn khối lượng: m triglixerit + m bazơ = m muối + m glixerol
c. Phản ứng hidro hóa
- Chất béo có chứa các gốc axit béo không no có phản ứng cộng H2 vào nối đôi:
Chất béo không no + H2 chất béo no
Lỏng rắn
Ví dụ:
(C17H33COO)3C3H5 + 3H2 (C17H35COO)3C3H5
- Phản ứng này chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn thuận tiện cho việc vận chuyển hoặc thành bơ nhân tạo và để sản xuất xà phòng.
d. Phản ứng oxi hóa
- Chất béo tác dụng với oxi của không khí tạo thành andehit có mùi khó chịu. Đó là nguyên nhân của hiện tượng dầu mỡ để lâu bị ôi.
- Dầu, mỡ khi rán đã bị oxi hóa một phần tạo anđehit, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, không sử dụng lại dầu, mỡ đã rán.
a. Vai trò của chất béo trong cơ thể
- Chất béo là thức ăn quan trọng của con người.
- Trong cơ thể người, chất béo là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng.
- Chất bé còn là nguyên liệu tổng hợp một số chất cần thiết cho cơ thể.
- Đảm bảo sự vận chuyển và hấp thụ các chất hòa tan được trong chất béo.
b. Ứng dụng của chất béo
- Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để điều chế xà phòng và glixerol. Một số loại dầu thực vật được sử dụng làm nhiên liệu cho động cơ diesel.
- Chất béo còn được dùng trong sản xuất một số thực phẩm khác như mì sợi, đồ hộp…
- Grixerol được dùng trong sản xuất chất dẻo, mĩ phẩm, thuốc nổ…
B. Bài tập vận dụng
Câu 1: Hãy chọn nhận định đúng:
A. Lipit là chất béo.
B. Lipit là tên gọi chung cho dầu mỡ động, thực vật.
C. Lipit là este của glixerol với các axit béo.
D. Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hoà tan trong nước, nhưng hoà tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực. Lipit bao gồm chất béo, sáp, sterit, photpholipit....
Câu 2: Loại dầu nào sau đây không phải là este của axit béo và glixerol?
A. Dầu vừng (mè)
B. Dầu lạc (đậu phộng)
C. Dầu dừa
D. Dầu nhớt.
Câu 3: Glixerol C3H5(OH)3 có khả năng tạo ra 3 lần este (trieste). Nếu đun nóng glixerol với hỗn hợp axit R'COOH và R''COOH (có H2SO4 đặc xúc tác) thì thu được tối đa là bao nhiêu este?
A. 2
B. 6
C. 4
D. 8
Câu 4. Có thể chuyển hóa trực tiếp từ lipit lỏng sang lipit rắn bằng phản ứng:
A. Tách nước
B. Hidro hóa
C. Đề hidro hóa
D. Xà phòng hóa
Câu 5: Khi đun nóng chất béo với dung dịch H2SO4 loãng thu được
A. Glixerol và axit béo
B. Glixerol và muối natri của axit béo
C. Glixerol và axit cacboxylic
D. Glixerol và muối natri của axit cacboxylic
Câu 6: Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế xà phòng?
A. Đun nóng axit béo với dung dịch kiềm.
B. Đun nóng chất béo với dung dịch kiềm.
C. Đun nóng glixerol với các axit béo.
D. Cả A, B đều đúng.
Câu 7: Cho các chất lỏng sau: axit axetic, glixerol, triolein. Để phân biệt các chất lỏng trên, có thể chỉ cần dùng
A. nước và quỳ tím
B. nước và dd NaOH
C. dd NaOH
D.nước brom
Câu 8:Trong cơ thể chất béo bị oxi hoá thành những chất nào sau đây?
A. NH3 và CO2
B. NH3, CO2, H2O
C. CO2, H2O
D. NH3, H2O
Câu 9: Ở ruột non cơ thể người, nhờ tác dụng xúc tác của các enzim như lipaza và dịch mật chất béo bị thuỷ phân thành
A. Axit béo và glixerol
B. Axit cacboxylic và glixerol
C. CO2 và H2O
D. NH3, CO2, H2O
Câu 10: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
A.17,80 gam
B.18,24 gam
C.16,68 gam
D.18,38 gam
Câu 11: Khối lượng glixerol thu được khi đun nóng 2,225 kg tristearin có chứa 20% tạp chất với dd NaOH ( coi như phản ứng này xảy ra hoàn toàn) là bao nhiêu kg?
A.1,78 kg
B.0,184 kg
C.0,89 kg
D.1,84 kg
Câu 12: Thể tích H2 (đktc) cần để hiđro hoá hoàn toàn 1 tấn triolein nhờ xúc tác Ni là bao nhiêu lít?
A.76018 lít
B.760,18 lít
C.7,6018 lít
D.7601,8 lít
Câu 13: Khi đun nóng 4,45 gam chất béo (Tristearin) có chứa 20% tạp chất với dd NaOH ta thu được bao nhiêu kg glixerol. Biết hiệu suất phản ứng đạt 85 %.
A. 0,3128 kg
B. 0,3542 kg
C. 0,2435 kg
D. 0,3654 kg
Câu 14: Hỗn hợp E gồm axit oleic, axit panmitic và triglixerit X (tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 2 : 1). Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 4,0 mol O2, thu được CO2 và H2O. Mặt khác, cho m gam E tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm glixerol và 47,08 gam hỗn hợp hai muối. Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 38,72%.
B. 37,25%.
C. 37,99%.
D. 39,43%.
Câu 15: Thuỷ phân hoàn toàn 444 gam một lipit thu được 46 gam glixerol và 2 loại axit béo. Hai loại axit béo đó là:
A. C15H31COOH và C17H35COOH
B. C17H33COOH và C15H31COOH
C. C17H31COOH và C17H33COOH
D. C17H33COOH và C17H35COOH
Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
ĐÀO TẠO NTIC
Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857
Email: daotaontic@gmail.com
Gửi bình luận của bạn