LÍ THUYẾT AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng giới thiệu LÍ THUYẾT AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI nhằm hỗ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

Ngày đăng: 31-08-2017

23,049 lượt xem

I. AXIT

1. Định nghĩa

 a. Định nghĩa

     + Thuyết điện li: Axit là chất khi tan trong nước phân li ra ion H+.

    + Thuyết Bronsted: Axit là những chất có khả năng cho proton (ion H+).

 b. Axit và bazơ theo quan điểm của Bronsted

  - Axit gồm

      + Các axit vô cơ, hữu cơ: HCl, H2SO4, CH3COOH, (COOH)2 …

     + Các kim loại ở dạng hiđrat hóa (trừ các ion Na+, K+, Ba2+ và Ca2+): Al(H2O)33+, Cu(H2O)22+

      + Các ion: H+, NH4+, H3O+, RNH3+, HSO4- ...

2. Axit nhiều nấc (đa axit)

 - Những axit khi tan trong nước mà phân tử điện li nhiều nấc ra ion H+ là các axit nhiều nấc (đa axit). 

  Thí dụ :

    H3PO    →  H+ +    H2PO4-: K1 = 7,6.10-3

    H2PO4-   →  H+ +    HPO42- : K2 = 6,2.10-8

    HPO42- → H+ +    PO43-     : K3 = 4,4.10-13

 - Phân tử H3PO4 điện li ba nấc ra ion H+, H3PO4 là axit ba nấc.

 

II. BAZƠ

1. Định nghĩa

     + Thuyết điện li: Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra ion OH-.

     + Thuyết Bronsted: Bazơ là những chất có khả năng nhận proton (nhận H+).

2. Phân loại bazơ

     + Oxit và hiđroxit của kim loại (trừ các oxit và hiđroxit lưỡng tính: Al2O3, Al(OH)3, ZnO, Zn(OH)2...).

     + Các anion gốc axit không mạnh không còn H có thể tách thành ion H(CO32-, CH3COO-, S2-, SO32-, C6H5O-...).

     + NH3 và các amin: C6H5NH2, CH3NH2...

 

III. CHẤT LƯỠNG TÍNH

1. Định nghĩa

     + Thuyết điện li: Chất lưỡng tính là chất trong nước có thể phân li theo cả kiểu axit và kiểu bazơ.

     + Thuyết Bronsted: Chất lưỡng tính là những chất vừa có khả năng cho proton H+, vừa có khả năng nhận proton H+.

2. Phân loại

    + H2O, oxit và hiđroxit lưỡng tính (ZnO, Zn(OH)2, Al2O3, Al(OH)3, Cr2O3, Cr(OH)3 ...)

     + Aminoaxit, muối amoni của axit hữu cơ (R(COOH)x(NH2)y, RCOONH4...)

       + Anion gốc axit không mạnh vẫn còn khả năng tách H+ (HCO3-, HS-, HSO3, H2PO4-, HPO42-...)

 

IV. MUỐI

1. Định nghĩa

 - Muối là hợp chất, khi tan trong nước điện li ra cation kim loại (hoặc cation ) và anion gốc axit.

Thí dụ :                   (NH4)2SO4  2NH4+ + SO42-

 - Muối mà anion gốc axit không còn hiđro có khả năng điện li ra ion H+ (hiđro có tính axit)(*) được gọi là muối trung hoà. 

 Thí dụ: NaCl, (NH4)2SO4, Na2CO3.

 - Nếu anion gốc axit của muối vẫn còn hiđro có khả năng điện li ra ion H+, thì muối đó được gọi là muối axit. 

 Thí dụ: NaHCO3, NaH2PO4, NaHSO4.

 - Ngoài ra có một số muối phức tạp thường gặp như muối kép : NaCl.KCl ; KCl.MgCl2.6H2O ;... phức chất : [Ag(NH3)2]Cl ; [Cu(NH3)4]SO4 ;...

2. Sự điện li của muối trong nước

 - Hầu hết các muối (kể cả muối kép) khi tan trong nước điện li hoàn toàn ra cation kim loại (hoặc cation ) và anion gốc axit (trừ một số muối như HgCl2, Hg(CN)2 v.v... là các chất điện li yếu).

 Thí dụ :

                K2SO4      2K+ + SO42-

                NaCl . KCl  Na+ + K+ 2Cl-

                NaHSO3    Na+  + HSO4-

Nếu anion gốc axit còn chứa hiđro có tính axit, thì gốc này điện li ra H+.

  Thí dụ:

               HSO4-    H+ + SO42-

Phức chất khi tan trong nước điện li hoàn toàn ra ion phức (ion phức nằm trong dấu móc vuông), sau đó ion phức điện li yếu ra các cấu tử thành phần.

 Thí dụ :            

              [Ag(NH3)2]Cl    [Ag(NH3)2]+  + Cl-

              [Ag(NH3)2]+        Ag+  + 2NH3

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (1)

Gửi bình luận của bạn

Captcha