KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TINH CHẾ HỢP CHẤT HỮU CƠ

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng giới thiệu phần KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TINH CHẾ HỢP CHẤT HỮU CƠ nhằm hổ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

Ngày đăng: 01-12-2017

7,996 lượt xem

SỰ RA ĐỜI CỦA HÓA HỌC HỮU CƠ

Năm 1815, Berzelius đã đưa ra thuyết “lực sống”, một luận thuyết duy tâm, cho rằng các hợp chất hữu cơ chỉ có thể tạo ra trong cơ thế động, thực vật nhờ một “lực sống” đặc biệt mà bàn tay con người không thể điều chế được chúng trong các bình, lọ, ống nghiệm như đối với các chất vô cơ. Vì vậy không ai nghĩ đến việc tổng hợp chúng.

Năm 1828, F.Vô-lơ tổng hợp được ure (1 chất có trong nước tiểu) bằng cách đun nóng amoni xianat trong bình thuỷ tinh, mà như ông nói “không cần đến con mèo, con chó hay con lạc đà nào cả”. Phương trình hoá học như sau:

NH4OCN    ->     H2N – CO – NH2

Sau đó, vào năm 1845, H.Côn-be tổng hợp được axit axetic, năm 1862, Bec-tơ-lô tổng hợp được benzen từ axetilen, sau đó có nhiều hợp chất hữu cơ khác cũng được tổng hợp mà không cần đến “lực sống”. Những thành công đó đã làm thay đổi quan niệm về hợp chất hữu cơ và góp phần làm cho hoá học hữu cơ trở thành một ngành khoa học thực sự.

Trong cuốn sách xuất ban năm 1861, A.Kê-ku-lê đã đưa ra một định nghĩa hiện nay vẫn sử dụng về hoá học hữu cơ “là khoa học nghiên cứu các hợp chất của cacbon”.

 

I. KHÁI NIỆM HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HÓA HỌC HỮU CƠ

 

1. Hoá học hữu cơ

 - Hoá học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.

 

 2. Hợp chất hữu cơ 

 - Hợp chất hữu cơ là các hợp chất của C trừ oxit của C, muối cacbua, muối cacbonat, muối xianua. 

Hợp chất hữu cơ là hợp chất của Cacbon

 

Ví dụ: CH4: metan, C2H5OH: ancol etylic,...

 

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP CHẤT HỮU CƠ

 - Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa C, hay có H thường gặp O ngoài ra còn có halogen, N, P...

 - Liên kết chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.

 - Các hợp chất hữu cơ thường dễ bay hơi, dễ cháy, kém bền nhiệt.

 - Các phản ứng trong hoá học hữu cơ thường chậm, không hoàn toàn, xảy ra theo nhiều hướng thường phải đun nóng và có xúc tác.

 

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP TINH CHẾ HỢP CHẤT HỮU CƠ

 

1. Phương pháp chưng cất 

 - Dùng để tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau nhiều. 

Chưng cất phân đoạn

Chưng cất lôi cuốn hơi nước

2. Phương pháp chiết 

 - Dùng để tách hai chất lỏng không trộn lẫn vào nhau. 

Tách và tinh chế hợp chất hữu cơ

3. Phương pháp kết tinh lại 

 - Dùng để tách các chất rắn có độ tan khác nhau theo nhiệt độ.

Kết tinh

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha