SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng xin giới thiệu phầnSỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ nhằm hổ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

Ngày đăng: 19-09-2017

17,685 lượt xem

I. TÍNH KIM LOẠI, TÍNH PHI KIM

 

1. Tính kim loại – phi kim 

 

 a. Tính kim loại 

                        M       Mn++ ne

 - Tính KL là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhường e để trở thành ion dương.

 - Nguyên tử càng dễ nhường e  tính KL càng mạnh

 

 b. Tính phi kim

                        X + ne →  Xn-

- Tính PK là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhận thêm e để trở thành ion âm.

- Nguyên tử càng dễ nhận e  tính PK càng mạnh.

 * Nhận xét:  Không có ranh giới rõ rệt giữa tính KL và PK.

 

2. Sự biến đổi tính kim lọai – phi kim 

 a. Trong một chu kì 

 -  Trong mỗi chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính KL của các nguyên tố yếu dần, đồng thời tính PK mạnh dần.

Ví dụ: Ở chu kì 3

Nhóm

IA

Na

IIA

Mg

IIIA

Al

IVA

Si

VA

P

VIA

S

VIIA

Cl

 

Tính

Chất

 

Kl

điển

hình

Kl

mạnh

Kl

 

Pk

yếu

Pk

TB

Pk

mạnh

Pk

điển hình

 

Kim loại

 

                        Phi kim

 

 - Giải thích: Trong 1 chu kì khi đi từ trái sang phải: Z+ tăng dần nhưng số lớp e không đổi  lực hút giữa hạt nhân với e ngoài cùng tăng  bán kính giảm  khả năng nhường e giảm (Tính KL yếu dần) và khả năng nhận thêm e tăng dần (tính PK mạnh dần)

 

  b. Trong một nhóm A

  - Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính KL của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính PK giảm dần.

  - Giải thích: Trong 1 nhóm A khi đi từ trên xuống: Z+ tăng dần và số lớp e cũng tăng → bán kính nguyên tử tăng → lực hút giữa hạt nhân và e lớp ngoài cùng giảm → khả năng nhường e tăng (tính kim loại tăng) và khả năng nhận e giảm (tính PK giảm).

 

* Kết luận :

 - Tính KL-PK biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

 

3. Độ âm điện 

 a. Khái niệm

 - Độ âm điện của một nguyên tố đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học. 

 b. Sự biến đổi độ âm điện các nguyên tố.

 - Trong một chu kì, đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì độ âm điện tăng dần.

 - Trong một nhóm A, đi từ trên xuống theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì độ âm điện giảm dần.

 

Nhóm

Chu kì

IA

IIA

IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

1

H

2,20

 

 

 

 

 

 

2

Li

0,98

Be

1,57

B

2,04

C

2,55

N

3,04

O

3,44

F

3,98

3

Na

0,93

Mg

1,31

Al

1,61

Si

1,90

P

2,19

S

2,58

Cl

3,16

4

K

0,82

Ca

1,00

Ga

1,81

Ge

2,01

As

2,18

Se

2,55

Br

2,96

5

Rb

0,82

Sr

0,95

In

1,78

Sn

1,96

Sb

2,05

Te

2,1

I

2,66

6

Cs

0,79

Ba

0,89

T1

1,62

Pb

2,33

Bi

2,02

Po

2,0

At

2,2

 

Kết luận: Vậy độ âm điện của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của Z+.

 

II. HÓA TRỊ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ

  - Trong 1 chu kì: đi từ trái sang phải, hóa trị cao nhất với oxi của các nguyên tố tăng lần lượt từ 1 đến 7, hóa trị với hiđro của các PK giảm từ 4 đến 1.

 

 

IA

IIA

IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

Hchất oxit cao nhất

 

R2O

 

RO

 

R2O3

 

RO2

 

R2O5

 

RO3

 

R2O7

Hc khí với

hiđro

 

 

 

 

RH4

 

RH3

 

RH2

 

RH

 

Kết luận:    Hóa trị cao nhất của một nguyên tố với oxi, hóa trị với hiđro biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích  hạt nhân


III. SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH AXIT -BAZƠ CỦA OXIT VÀ HIDROXXIT

 - Trong 1 chu kì: từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng tăng dần.

 

Oxit

Na2O

Oxit

bazơ

MgO

Oxit

bazơ

Al2O3

Oxit

l/tính

SiO2

Oxit

axit

P2O5

Oxit

axit

SO3

Oxit

axit

Cl2O7

Oxit

axit

 

 

Hidroxit

NaOH

Bazơ mạnh

kiềm

Mg(OH)2

Bazơ

yếu

Al(OH)3

Hidroxit

lưỡng tính

H2SiO3

Axit

yếu

H3PO4

Axit

TB

H2SO4

Axit

mạnh

HClO4

Axit

rất

mạnh

 

Bazơ

           

                             Axit

  •  - Trong 1 nhóm A: Đi từ trên xuống, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân : tính bazơ của các oxit và hidroxit tăng, tính axit giảm dần.

 

IV.  ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN 

 

“Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử”

 

 

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha