SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng xin giới thiệu phần SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ nhằm hổ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

Ngày đăng: 19-09-2017

3,571 lượt xem

I/ SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

 

Nhóm

Chu kì

IA

IIA

IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

VIIIA

1

H

1s1

           

He

1s2

2

Li

2s1

Be

2s2

B

2s22p1

C

2s22p2

N

2s22p3

O

2s22p4

F

2s22p5

Ne

2s22p6

3

Na

3s1

Mg

3s2

Al

3s23p1

Si

3s23p2

P

3s23p3

S

3s23p4

Cl

3s23p5

Ar

3s23p6

4

K

4s1

Ca

4s2

Ga

4s24p1

Ge

4s24p2

As

4s24p3

Se

4s24p4

Br

4s24p5

Kr

4s24p6

5

Rb

5s1

Sr

5s2

In

5s25p1

Sn

5s25p2

Sb

5s25p3

Te

5s25p4

I

5s25p5

Xe

5s25p6

6

Cs

6s1

Ba

6s2

Ti

6s26p1

Pb

6s26p2

Bi

6s26p3

Po

6s26p4

At

6s26p5

Rn

6s26p6

7

Fr

7s1

Ra

7s2

           
 

 

Nhận xét:

 - Đầu mỗi chu kỳ là nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là ns1. Kết thúc mỗi chu kỳ là nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là ns2np6 (trừ chu kỳ 1).

 - Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một  nhóm A được lặp đi lặp lại sau mỗi chu kỳ, ta nói rằng: chúng biến đổi một cách tuần hoàn.

 - Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.

 

II. CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM A.

 

1. Cấu hình electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A.

 - Các nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm A có cùng số e lớp ngoài cùng (số e hoá trị) à là nguyên nhân của sự giống nhau về tính chất hoá học của các nguyên tố nhóm A.

 Số TT của nhóm = Số e ngoài cùng = Số e hoá trị

 - Nguyên tố s thuộc nhóm IA, IIA.

 - Nguyên tố p thuộc nhóm IIIA  và VIIIA.

 

2. Một số nhóm A tiêu biểu.

 a. Nhóm VIIIA (Nhóm khí hiếm)

 * Gồm các nguyên tố: He, Ne, Ar, Kr, Xe, Rn

  - Cấu hình e lớp ngoài cùng chung: ns2np6 (Trừ He)

  - Hầu hết các khí hiếm không tham gia phản ứng hoá học, tồn tại ở dạng khí, phân tử chỉ 1 ntử

 

 b. Nhóm IA (Nhóm Kim Loại kiềm)

 * Gồm các nguyên tố: Li, Na, K, Rb, Cs, Fr*

  - Cấu hình e lớp ngoài cùng chung: ns1 (Dễ nhường 1 e để đạt cấu trúc bền vững của khí hiếm)

  - Tính chất hoá học:

  + T/d với oxi tạo oxít bazơ

  + T/d với Phi kim tạo muối

  + T/d với nuớc tạo hiđroxít +H2

 

c. Nhóm VIIA (Nhóm Halogen)

* Gồm các nguyên tố: F, Cl, Br, I, At*

  - Cấu hình e lớp ngoài cùng chung: nsnp5 (Dễ nhận 1 e để đạt cấu trúc bền vững của khí hiếm)

  - Tính chất hoá học:

   + T/d với oxi tạo oxít axít

   + T/d với kim loại tạo muối

   + T/d với H2 tạo hợp chất khí.


Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha