GIÁO DỤC HỌC SINH THEO HƯỚNG TƯ DUY ĐỘT PHÁ

Tại sao học sinh chúng ta học nhiều, thi nặng mà chất lượng giáo dục vẫn không cao nếu không muốn nói là đang có chiều hướng ngược lại? Sau đây là giải pháp của Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng nhằm giúp các bạn có cách nhìn đúng đắn hơn về giáo dục.

Ngày đăng: 28-03-2018

1,760 lượt xem

   Tại sao học sinh chúng ta học nhiều, thi nặng mà chất lượng giáo dục vẫn không cao nếu không muốn nói là đang có chiều hướng ngược lại?

 

   Rất nhiều người thắc mắc học nhiều thì tốt chứ sao. Đúng! Nhưng học như thế nào thì mới đạt hiệu quả? Theo tôi hầu hết các cấp học hiện nay đều giáo dục học sinh theo tư duy lối mòn.

 

   Tại sao gọi là tư duy lối mòn? Đây là dạng truyền đạt kiến thức một chiều từ thầy đến học sinh. Học sinh học thuộc lòng  những bài văn mẫu, những bài tập được định hình theo những dạng đề cho sẵn, hoặc học thuộc lòng trong sách giáo khoa… học sinh chúng ta học nhiều theo phương pháp này liên tục trong cả 3 cấp học. Với cách học như thế này, học sinh  sẽ thụ động hoàn toàn, lười suy nghĩ và ngại ứng biến trong những tình huống mới.

 

    Nhưng, nhiệm vụ chính của giáo dục không phải là đào tạo cho học sinh theo tư duy lối mòn mà phải đào tạo cho học sinh phát triển được tiềm năng trí tuệ của bản thân được gọi là tư duy đột phá. Muốn phát triển tư duy đột phá cho học sinh thì vai trò của người thầy mờ nhạt hơn nhưng cực kì quan trọng. Người thầy không “cầm tay chỉ việc” mà chỉ đề ra những tình huống hoạt động tư duy để học sinh cùng tham gia vào các hoạt động này thông qua quá trình tranh luận, phản biện và thương lượng để tìm ra giải pháp khoa học hợp lí nhất cho một vấn đề. Từ đó học sinh chiếm lĩnh tri thức dựa trên tinh thần khoa học, sáng tạo của tư duy mà không phải bám víu vào một mớ kiến thức lỗi thời, hỗn độn trong sách giáo khoa. Với cách học như thế học sinh có được những lợi ích như sau:

 

   - Nhận diện đúng vấn đề và xác định phương pháp học tập hiệu quả.
  - Tập trung vào các giải pháp mới, chứ không phải là những giải pháp trong quá khứ và hiện tại.
   - Tháo dỡ những rào cản để tiếp cận những giải pháp đơn giản.
   - Yêu cầu học sinh phải biết thu thập dữ liệu ít nhất, nhanh nhất và hiệu quả vì thế chữa trị được căn bệnh “câu giờ” và chờ đợi thầy cô làm thay.
   - Đưa ra những giải đáp khoa học mang lại lợi ích lớn hơn về chất lượng học tập cũng như sử dụng tốt nhất quỹ thời gian.
   - Thúc đẩy tư duy cải tiến liên tục và không có điểm dừng tự mãn.
   - Tập trung thực hiện và tìm ra giải pháp tối ưu để giải quyết một vấn đề.
   - Giúp bạn có cái nhìn toàn diện, chính xác trong việc giải quyết và ngăn chặn vấn đề.

 

   Làm thế nào để phát triển tư duy đột phá cho học sinh? Theo tôi có 3 cách giải quyết như sau:

 

1. Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm tạo điều kiện để các em cùng thảo luận vấn đề và đưa ra nhiều ý kiến góp ý hay chia sẻ để giải quyết vấn đề tốt nhất.

Làm việc theo nhóm sẽ hạn chế được tư duy lối mòn trong học sinh như sau:

   -  Đưa ra những nhận định chủ quan.
   - Áp dụng cách tiếp cận vấn đề không phù hợp.
   - Mời người cộng tác không cần thiết.
   - Lao vào giải quyết những vấn đề không phải là trọng tâm.
   - Tính toán sai lầm về mặt thời gian.
   - Cho rằng mình đúng trong khi chấp nhận một giải pháp sai.
   - Sai lầm bác bỏ một giải pháp đúng.

 

2. Thay đổi hình thức thi cữ theo hướng mở vì các cuộc thi hiện nay có dung lượng kiến thức quá nặng và áp lực thi cữ rất lớn. Nhưng đa phần kiến thức đều được đóng khung bởi một số nội dung nhất định với những đáp án cho sẵn, đề cao tư duy lối mòn và thủ thuật thi chứ không phát huy được khả năng sáng tạo của học sinh. Vì vậy, rất khó tuyển chọn được người tài và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mất kiểm soát trong việc dạy thêm và học thêm. Thay đổi hình thức thi theo hướng mở sẽ giúp chúng ta phát huy được nhiều hơn tính sáng tạo của học sinh, đồng thời giảm áp lực thi cữ và đề cao tính thực học của học sinh.

 

3. Dạy học theo đối tượng, học sinh có quyền lựa chọn lớp học, hoặc những môn học mà mình yêu thích để học, để các em tha hồ trải nghiệm, đón nhận nguồn tri thức mà mình cần và mong muốn. Làm được như vậy, chúng ta sẽ tạo ra được những lớp học có chất lượng học sinh khá đồng đều, hăng hái và say mê học tập. Như vậy, học sinh sẽ phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo tiến tới chinh phục tri thức và làm chủ tri thức.

 

   Cổ nhân có câu “cố gắng mà học không bằng thích mà học”. Vì vậy, giáo dục học sinh theo hướng mở nhằm phát triển tư duy cho học sinh theo hướng tư duy đột phá là một giải pháp thiết thực và hợp lí đưa nền giáo dục chúng ta ngang tầm với thế giới.  

Trung tâm luyện thi, gia sư – dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha