VẬN DỤNG BA CỤM TỪ ”TRANH LUẬN”, ”PHẢN BIỆN” VÀ ”THƯƠNG LƯỢNG” ĐỂ PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO HỌC SINH

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng xin giới thiệu BA CỤM TỪ "TRANH LUẬN", "PHẢN BIỆN" VÀ "THƯƠNG LƯỢNG" ĐỂ PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO HỌC SINH. Nhằm giúp học sinh có cái nhìn thấu đáo hơn trong vấn đề học thuật.

Ngày đăng: 13-02-2018

2,009 lượt xem

    Làm thầy trong thời đại công nghệ 4.0 cùng với sự phát triển khoa học như vũ bão thì mọi thông tin, khoa học và giáo dục … đều thay đổi chóng mặt và liên tục được cập nhật. Vì vậy, hiểu biết của người thầy nếu không kịp thời thay đổi thì sẽ bị lạc hậu so với giới trẻ. Nhưng những người ươm mầm xanh tuổi trẻ như chúng ta vẫn còn lưu giữ nếp cũ rất “phong kiến” rằng học sinh không giỏi hơn thầy được. Nên việc học trò góp ý cho thầy được cho là “cãi” lại thầy hay “hỗn”  với thầy và thế là chúng ta gán ghép cho chúng cụm từ “học sinh cá biệt” và thẳng tay trừng phạt.

 

   Tuy nhiên, để học sinh phát huy tối đa khả năng tư duy của bản thân, thầy cô giáo chúng ta cần thay đổi cách nhìn nhận vấn đề thông qua 3 cụm từ sau:

 

    -  Cụm từ “tranh luận” = “cãi nhau”. Tôi nghĩ rằng khi tranh luận thì ta phải dùng lí lẽ, tư duy trên cơ sở khoa học để giải quyết một vấn đề. Như vậy, sau khi tranh luận thầy trò sẽ tìm ra giải pháp hợp lí nhất để giải quyết vấn đề. Còn cãi nhau thì người “hàm hồ” có lợi thế hơn như là ỷ lớn hiếp bé hoặc lấy số đông áp đảo thiểu số, bất chấp đúng sai, càn hay quấy. Cuối cùng cả kẻ thắng người thua đều gặp bất lợi. Vì kẻ thắng sẽ bỏ qua mất cơ hội tìm ra phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề còn người thua thì bị ấm ức, bất mãn chứ không phục. Trong lớp học, thường người thầy hay áp đặt vấn đề, mặc nhiên là cho nó đúng và bắt học sinh ngoan ngoãn thực hiện. Nếu đứa nào mở miệng thì lớn tiếng bảo “mày dám cãi lại thầy à!” Thế thì chúng ta là người hồ đồ không kém vì một người nhìn rõ thì hai người nhìn rõ hơn. Vì vậy, Người thầy giỏi biết cách tạo tình huống có vấn đề để học sinh thắc mắc và cùng tranh luận trên tinh thần khách quan, khoa học. Từ đó, người thầy định hướng để học sinh tìm ra một giải pháp tối ưu nhất cho một vấn đề.

 

    - Cụm từ “phản biện” = “hỗn”. Tôi nghĩ khi người thầy thảo luận với học sinh một vấn đề mới bao giờ cũng có hai mặt tốt và xấu. Mặt tốt thì đa phần chúng ta đã nhìn thấy được còn mặt xấu thì ở trong góc khuất có thể bạn còn chưa bao quát hết được tầm nhìn của một vấn đề. Nên việc học sinh nêu lên quan điểm trái ngược và bảo vệ quan điểm đó bằng những lập luận khoa học và logic thì rất tốt giúp chúng ta nhìn thấu đáo hai mặt của một vấn đề trên tinh thần khoa học và khai phóng. Nói thì vậy, nhưng nhưng được khen thầy vẫn thích hơn còn những đứa nào phản bác lại ý kiến của thầy lại bị quy chụp cho cái từ “hỗn” vì dám “cãi bướng”. Làm như thế chúng ta không những không phát huy được khả năng sáng tạo và tư duy độc lập của học sinh mà vô tình trói buộc và kìm hãm sự phát triển tư duy của trẻ. 

 

    - Cụm từ “thương lượng” = “đánh đổi”. Tôi nghĩ cụm từ này đã ăn sâu vào trong văn hóa của người việt chúng ta rồi. Bằng chứng: Khi nói về công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Bác Hồ có nói “Dù đốt cháy cả dãy trường sơn thì chúng ta vẫn phải giải phóng cho được miền Nam”, Đại thi hào Nguyễn Du cũng đã chọn hình thức “bán mình chuộc cha” của Thúy Kiều trong Truyện Kiều cứu nguy cho gia đình trong cơn nguy khốn. Mỗi cụm từ đều có một giá trị nhất định nhưng trong giáo dục chúng ta nên hạn chế dùng cụm từ “đánh đổi” và cố gắng phát huy cụm từ “thương lượng”. Vì sao? Vì cụm từ “đánh đổi” thường đưa chúng ta vào thế đối đầu một mất, một còn. Trong khi “thương lượng” giúp cho mọi người ngồi lại với nhau và tìm phương án tối ưu để giải quyết một vấn đề. Vì vậy, khi thương lượng bắt buộc chúng ta phải có kiến thức, phải am hiểu sâu sắc về vấn đề đó nếu không muốn bị thất bại. Khác với “đánh đổi” thường đưa chúng ta vào ngỏ cụt thì “thương lượng” đưa chúng ta đến chân trời rộng mở. Cụm từ “thương lượng” rất thích hợp trong học đường.

 

    Người thầy tuyệt vời là người truyền cảm hứng cho học trò, người biết tạo ra những tình huống có vấn đề để học sinh khám phá tri thức thông qua quá trình “tranh luận”, “phản biện” và “thương lượng”. Làm được như vậy thì học sinh sẽ rất hăng say, thích thú trong từng tiết học và chất lượng học tập sẽ được nâng lên rất cao. Nhưng tôi vẫn e ngại về khung chương trình và thời gian tiết học được gói gọn trong 45 phút … làm sao bây giờ?

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha