LẬP DÀN Ý CHO ĐỀ VĂN VỀ MỘT SỰ KIỆN HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG (BÀI VIẾT SỐ 2 - LỚP 12)

Trung tâm gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC tại Đà Nẵng xin giới thiệu phần LẬP DÀN Ý CHO ĐỀ VĂN VỀ MỘT SỰ KIỆN, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG (BÀI VIẾT SỐ 2 – LỚP 12) nhằm hỗ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

Ngày đăng: 28-11-2016

4,483 lượt xem

ĐỀ: Suy nghĩ và hành động của tuổi trẻ học đường để góp phần giảm tai nạn giao thông.

 

HƯỚNG DẪN DÀN Ý CHI TIẾT


I. Mở bài


 - Một trong những hiện tượng đời sống đã, đang trở thành mối quan tâm không chỉ của riêng một quốc gia nào: Đó là hiện tượng tai nạn giao thông.


 - Tuổi trẻ học đường là một trong những lực lượng tham gia giao thông thường xuyên và đông đảo nhất trong hiện tại cũng như trong tương lai. Hơn ai hết, đây là lực lượng cần có nhận thức đúng đắn và hành động tích cực để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
 

II. Thân bài


1. Suy nghĩ của tuổi trẻ về hiện tượng mất an toàn giao thông hiện nay:
 

a) Giao thông có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống.

- Đây là một trong những lĩnh vực đời sống có liên quan đến toàn thể xã hội bởi không ai không có nhu cầu đi lại để học tập, làm ăn, sinh sống. An toàn hay tai nạn khi tham gia giao thông có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống từng cá nhân, mỗi gia đình và cả xã hội.
 

b) Vậy mà tai nạn giao thông đang là một quốc nạn ở nước ta hiện nay. Vì:
- Tai nạn giao thông xảy ra ở mọi địa phương, vùng miền trên địa bàn cả nước: nông thôn, miền núi, thành phố.
- Tai nạn giao thông diễn ra ở mọi loại hình giao thông: đường bộ, đường thủy, đường không, đường sắt.
- Tai nạn giao thông ở tất cả các loại phương tiện từ thô sơ đến hiện đại: xe đạp, xe máy, ô tô…
- Tất cả các đối tượng tham gia giao thông đều bị tai nạn giao thông: trẻ em, thanh niên, người già, người Việt Nam, người nước ngoài…

 

c) Tai nạn giao thông đã để lại những hậu quả nặng nề cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội:
- Cá nhân thiệt hại về tài sản, sức khỏe, nhẹ thì khả năng lao động suy giảm, nặng thì mất khả năng lao động thành gánh nặng cho người thân, thậm chí thiệt mạng.
- Gia đình có người bị tai nạn giao thông cũng vậy, không chỉ thiệt hại về kinh tế mà còn chịu tổn thất về tinh thần: có không ít gia đình, cha mẹ bị tai nạn giao thông không còn sức lao động nên con cái phải bỏ học, lao động tự kiếm sống và nuôi dưỡng cha mẹ; cha mẹ mất vì tai nạn mà trở thành trẻ mồ côi, không nơi nương tựa, mất đi mái ấm…; cũng có những gia đình mất con do tai nạn giao thông mà sống những ngày còn lại của cuộc đời trong đau khổ, bất hạnh khôn cùng.
- Xã hội cũng phải gánh chịu thiệt hại không kém: chi phí chữa bệnh cho người tai nạn giao thông, an ninh, trật tự xã hội không ổn định…Những vụ tai nạn giao thông xảy ra với người nước ngoài đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến cách nhìn nhận của bạn bè thế giới về Việt Nam. Thiện cảm, lòng tin của khách du lịch, các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường du lịch và đầu tư Việt Nam chắc chắn có thay đổi…
Chỉ cần đọc một vài con số cụ thể sau chúng ta sẽ cảm thấy kinh hoàng: Theo thống kê của Cục Cảnh sát Giao thông Đường bộ - Đường sắt hoặc Ban an toàn giao thông quốc gia năm 2016 (Các em truy cập vào Google để lấy số liệu cụ thể trên cả nước, địa phương em về số vụ tai nạn, bao nhiêu người chết, bao nhiêu người bị thương….).
- Trong đó, vấn đề đáng lo ngại nhất khi tham gia giao thông hiện nay: hiện tượng vi phạm pháp luật trong thực hiện an toàn giao thông diễn ra thường xuyên mà chưa có giải pháp thực sự hiệu quả.

 

d) Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tai nạn giao thông:
- Chất lượng các công trình giao thông xuống cấp nghiêm trọng. Đầu tư của Nhà nước cho xây dựng cơ bản trong giao thông chưa có tầm chiến lược, manh mún, chưa tập trung, giao thông ở các đô thị cũng nay lấp mai đào, đường phố lúc nào cũng như công trường….
- Chất lượng các phương tiện tham gia giao thông chưa được kiểm định, quản lí chặt chẽ.
- Nhận thức, ý thức của người tham gia giao thông còn rất hạn chế: thiếu hiểu biết cơ bản về luật an toàn giao thông, đi xe không đội mũ bảo hiểm, không bằng lái, phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách, đua xe tốc độ.
- Việc ban hành các văn bản pháp quy về an toàn giao thông của các cấp quản lí chưa sát thực tế, chưa có tính khả thi; việc xử lí người vi phạm an toàn giao thông chưa nghiêm khắc, thậm chí người thi hành cũng vi phạm pháp luật.

 

2. Cần khẳng định 

- Khó có thể chấm dứt tai nạn giao thông nhưng hạn chế ở mức thấp nhất, “giảm thiểu” hiện tượng này lại hoàn toàn có thể. Đây là trách nhiệm của toàn xã hội, đặc biệt là của học sinh, sinh viên:
 

a) Trước hết, cần tự trang bị những hiểu biết cơ bản về luật an toàn giao thông.
 

b) Tự giác thực hiện an toàn trong quá trình tham gia giao thông.
 

c) Có trách nhiệm tuyên truyền cộng đồng, người thân, vận động bạn bè, giáo dục các em nhỏ thực hiện đúng luật an toàn giao thông.
 

d) Tích cực đấu tranh, tố giác hiện tượng vi phạm nghiêm trọng pháp luật trong thực hiện an toàn giao thông ở người tham gia giao thông, người quản lí về an toàn giao thông.
 

e) Nhiệt tình tham gia các hoạt động tình nguyện giữ trật tự an toàn giao thông ở nơi cư trú, học tập trong giờ cao điểm…
 

3. Liên hệ bản thân

Trách nhiệm và hành động khi tham gia giao thông.
 

III. Kết bài

Có những đề xuất riêng gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông?
 

→ Xây dựng chế tài xử phạt thật nghiêm minh với những trường hợp vi phạm, gây mất an toàn giao thông….

 

Thầy giáo Phùng An

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha