Trung tâm gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC xin giới thiệu phần CÔNG THỨC ĐỂ GIẢI BÀI TẬP PHẦN TỔNG HỢP ARN nhằm hổ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.
Ngày đăng: 30-06-2016
49,847 lượt xem
1. Các công thức liên quan đến cấu tạo của ADN
Gọi số nu từng loại của ARN là rA, rU, rX, rG thì
- Theo NTBS:
rA = Tmạch gốc. →% rA = % Tmạch gốc
rU = Amạch gốc → . % rU = % Amạch gốc.
rX = Gmạch gốc→ % rX = % Gmạch gốc
rG = Xmạch gốc → % rG = % Xmạch gốc
Vì Amạch gốc + Tmạch gốc = Agen = Tgen
rA + rU = Agen = Tgen
rG + rX = Ggen = Tgen
rN = rA + r U + r G + r X = => N = rN x 2
2. Chiều dài phân tử ARN
L = rN x 3,4 (A0 ) => rN =
3. Số liên kết hoá trị (HT)
+ Giữa các ribonucleotit với nhau : rN - 1
+ Trong ribonucleotit : rN
=> Tổng số liên kết cộng hóa trị trong gen là : 2 rN – 1
3. Khối lượng phân tử ARN
M = 300 x rN => r N =
4. Tính số bộ ba mã hóa trên phân tử ARN
- Trong phân tử ARN cứ 3 nucleotit liên kề nhau thì mã hóa cho 1 axit amin.
(bộ ba kết thúc không mã hóa axit amin)
5. Bài tập vận dụng
Bài toán 1. Trong quá trình dịch mã, để tổng hợp 1 chuỗi pôlipeptit cần môi trường cung cấp 249 axitamin.
1. Xác định số nuclêôtit trên gen.
2. Xác định số nuclêôtit trên mARN do gen phiên mã.
3. Xác định số chu kỳ xoắn của gen.
4. Xác định chiều dài mARN
5. Tính số liên kết peptit trên chuỗi pôlipeptit.
Hướng dẫn giải bài tập
1. Số nuclêôtit trên gen = (249+1) x 6 = 1500.
2. Số nuclêôtit trên mARN do gen phiên mã = 1500: 2=750
3. Số chu kỳ xoắn của gen =1500: 20 = 75.
4. Chiều dài của gen = (1500 : 2 )×3.4 = 2550A0.
5. Số liên kết peptit trên chuỗi pôlipeptit = 249-1 =248.
Ví dụ 2. Chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh có 248 axitamin.
1. Xác định bộ ba trên mARN
2. Xác định số nuclêôtit trên mARN do gen phiên mã.
3. Xác định chiều dài gen.
4. Số liên kết peptit được hình thành để tạo ra chuỗi pôlipeptit.
Hướng dẫn giải bài tập
1. Xác định bộ ba trên mARN = 248+2=250
2. Số nuclêôtit trên mARN do gen phiên mã =250 x 3 =750
3. Lgen = LmARN=750 x3,4 = 2550A0.
4. Số liên kết peptit được hình thành để tạo ra chuỗi pôlipeptit = 248.
6. Bài tập trắc nghiệm củng cố
Câu 1: Tính đặc thù của mỗi loại prôtêin do yếu tố nào quy định
A. Trình tự sắp xếp các loại a.a B. Số lượng a.a
C. Thành phần các loại a.a D. Cấu trúc không gian
Câu 2: Sự giống nhau giữa 2 quá trình nhân đôi và phiên mã là
A. trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần
B. đều có sự xúc táccủa ADN polimeraza
C. việc lắp gép các đơn phân đều thực hiện theo NTBS
D. thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN
Câu 3: Sự giống nhau trong cấu trúc của ADN và ARN là:
A. Cấu trúc không gian xoắn kép
B. Trong cấu trúc của đơn phân có đường ribô.
C. Đều có các loại bazơ nitơ A, G, X trong cấu trúc của đơn phân
D. Cấu trúc không gian được thực hiện trên cơ sở NTBS
Câu 4: Cấu trúc bậc 4 của pr
A. có ở tất cả các loại pr
B. Chỉ có ở một số loại pr được hình thành từ 2 p.p có cấu trúc khác nhau
C. Chỉ có ở một số loại pr, được hình thành từ 2 hay nhiều p.p có cấu trúc giống nhau.
D. Chỉ có ở một số loại pr, được hình thành từ 2 hay nhiều p.p có cấu trúc bậc 3 giống nhau hoặc khác nhau.
Câu 5: Trong mạch polipeptit, các a.a nốivới nhau bằng liên kết
A. peptit B. hiđrô C. phosphodieste D. glicozit
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây đúng?
A. liên kết peptit được hình thành giữa nhóm amin của a.a trước với nhóm cacboxyl của a.a sau có sự giải phóng 1 phân tử nước.
B. Liên kết peptit đựoc hình thành giữa nhóm cacboxyl của a.a trước với nhóm amin của a.a sau có sự giải phóng 1 phân tử nước.
C. Liên kết peptit được hình thành giữa nhóm amin của a.a này với nhóm amin của a.a kia và có sự giải phóng 1 phân tử nước
D. Liên kết peptit được hình thành giữ 2 nhóm cacboxyl của 2 a.a đứng cạnh nhau.
Câu 7 : Chọn trình tự thích hợp của các ribonu được tổng hợp từ một gen có đoạn mạch khuôn là: AGXTTAGXA
A. AGXUUAGXA. B. UXGAAUXGU
C. TXGAATXGT D. AGXTTAGXA
Câu 8 : Enzim xúc tác cho quá trình tổng hợp ARN là:
A. ARN polimeraza B. ADN polimeraza
C. ARN đehidrogenaza D. ligaza
Câu 9: Quá trình sao mã có tác dụng:
A. Truyền nguyên liệu di truyền cho tế bào con
B. Tạo nguyên liệu để xây dựng tế bào
C. Tạo tính đa dạng ở sinh vật
D. Truyền thông tin di truyền từ mạch gốc của gen sang mARN
Câu 10: Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong
I. cấu trúc ADN II. cấu trúc ARN III. Cấu trúc protêin IV. Cơ chế tái bản ADN
V. Cơ chế phiên mã VI. Cơ chế dịch mã VII. cấu trúc tARN
Câu trả lời đúng là:
A. I,III, IV, V B. I, II, V, VII
C. I, IV, V, VII D. I, II, IV, VII
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân chuẩn
A. Có sự tham gia của enzim ARN polimeraza
B. Phân tử ARN được tạo thành cóchiều 5’ – 3’
C. Được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung
D. Phân tử mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn
Câu 12: Trong quá trình dịch mã ribôxom rời khỏi mARN khi tiếp xúc
A. bộ ba mở đầu B. bộ ba kết thúc
C. vùng kết thúc D. vùng điều hoà
Câu 13: Vật liệu di truyền là ADN được truyền lại cho đời sau thông qua quá trình:
A. tái bản ADN B. phiên mã
C. Dịch mã D. Cả A, B và C
Câu 14: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac prôtêin ức chế liên kết với yếu tố nào của opêron Lac?
A. Gen điều hoà B. Vùng khởi động
C. Vùng vận hành D. Gen cấu trúc
Câu 15: Phát biểu nào sau đây về hoạt động của operon Lac là không đúng.
A. Gen điều hoà tổng hợp nên pr ức chế.
B. Lactozơ đóng vai trò là chất cảm ứng
C. Khi môi trường có lactozơ pr ức chế bị biến đổi cấu hình không gian.
D. Khi môi trường có lactozơ, lactozơ bám vào vùng khởi động, operon đựoc hoạt động.
Câu 16: Trong quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực. Axit amin mở đầu là
A. Metiônin B. Glutamin
C. foocmin mêtiônin D. Lơxin
Câu 17: Một nhóm các ribôxom cùng thực hiện quá trình dịch mã trên một phân tử mARN thông tin được gọi là
A. Polinuclêôtit B. Polipeptit
C. Polixôm D. Poliribonucleotit
Câu 18: Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng của cơ thể thông qua cơ chế:
A. Tái bản ADN và phiên mã
B. Phiên mã và dịch mã
C. Tự sao và dịch mã
D. Tự sao và sao mã
Câu 19: Quá trình điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sở chủ yếu diễn ra ở mức độ nào?
A. Điều hoà phiên mã
B. Điều hoà sau phiên mã
C. Điều hoà dịch mã
D. Điều hoà sau dịch mã
Câu 20: Phát biểu nào không đúng?
Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vât nhân thực có những điểm khác điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ là:
A. Cơ chế điều hoà phức tạp, đa dạng thể hiện ở mọi giai đoạn từ giai đoạn trước phiên mã đến sau dịch mã
B. Thành phân tham gia đa dạng gồm: gen tăng cường, gen gây bất hoạt, các gen cấu trúc, vùng khởi động...
C. Có nhiều mức điều hoà: nst tháo xoắn, điều hoà phiên mã và biến đổi sau phiên mã, điều hoà dịch mã và sau dịch mã
D. Mỗi operon điều hoà hoạt động của một nhóm gen cấu trúc.
Câu 21: Gen phải có chiều dài bao nhiêu µm mới đủ chức thông tin di truyền tổng hợp một mARN có U = 213 ribonu, chiếm 20% so với tổng ribonu của mARN?
A. 0,7242µm
B. 0,2631µm
C. 0,18105 µm
D. 0,39465µm
Câu 22: Một phân tử mARN có tỉ lệ giữa các loại ribonu A = 2U = 3G = 4X. Tỉ lệ % mỗi loại ribonu A, U, G, X lần lượt là:
A.10%; 20%; 30%; 40%
B. 48%; 24%; 16%; 12%
C. 48%; 16%; 24%; 12%
D. 40%; 30%; 20%;10%
Câu 23: Gen dài 2601Ǻ có tỉ lệ (G+X)/(A+T) = 1,5. Khi gen phiên mã cần môi trường cung cấp tất cả 3069 ribonu tự do.
a) Số lần phiên mã của gen trên là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
b) Số liên kết hiđro bị phá huỷ
A. 7956 B. 5967 C. 3978 D. 1989
c) Số liên kết hoá trị bị huỷ và được thành lập lần lượt là
A. 0 và 1528
B. 3506 và 3506
C. 0 và 3506
D. 3506 và 0
Câu 24 : Một gen có 81 chu kì xoắn. Khi gen tổng hợp 1 phân tử p.p số liên kết peptit hình thành, số phân tử nước được giải phóng, số a.a môi trường cung cấp lần lượt là
A. 269; 269; 270
B. 270; 270; 269
C. 268; 268; 269
D. 268; 269; 270
Câu 25: Gen dài 0,1989 µm. Trong quá trình dịch mã đã giải phóng khối lượng nước là 17370 đ.v.C.
a) Quá trình cần được môi trường cung cấp số a.a là
A. 966 B. 975 C. 970 D. 1940
b) Có bao nhiêu phân tử prôtêin được tổng hợp?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 26: Khối lượng của một gen là 372600 đvC. Gen phiên mã 5 lần, mỗi bản phiên mã đều có 8 ribôxom trượt qua, mỗi riboxom đều dịch mã 2 lượt. Số lượt phân tử tARN tham gia quá trình dịch mã là:
A. 16560
B. 16480
C. 16400
D. 3296
Câu 27: Một phân tử mARN có hiệu số giữa G và A bằng 5%, giữa X và U bằng 15% số ribonu của mạch. Tỉ lệ % nu của gen tổng hợp nên mARN trên:
A. A = T = 35%; G=X= 15%
B. A=T=15%; G=X= 35%
C. A=T= 30%; G =X = 15%
D. A=T=20%; G=X=30%
Trung tâm gia sư NTIC
(nguồn từ internet)
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
ĐÀO TẠO NTIC
Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857
Email: daotaontic@gmail.com
Gửi bình luận của bạn