TÍNH CHẤT HÓA HỌC, ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG CỦA NHÔM OXIT, NHÔM HIDROXIT VÀ MUỐI CỦA NHÔM

Trung tâm gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng giới thiệu TÍNH CHẤT HÓA HỌC, ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG CỦA NHÔM OXIT, NHÔM HIDROXIT VÀ MUỐI CỦA NHÔM nhằm hỗ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

Ngày đăng: 12-11-2017

41,083 lượt xem

 I. Nhôm oxit (Al2O3

 

1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí

 

a. Trạng thái tự nhiên

 - Nhôm oxit tồn tại ở dạng khan (emeri, corindon, rubi (lẫn Cr2O3), saphia (lẫn TiO2 và Fe3O4) hoặc dạng ngậm nước (boxit).

 

 b. Tính chất vật lí

  - Là chất rắn màu trắng, không tan trong nước, rất bền, nóng chảy ở 20500C.

 

2. Tính chất hóa học

* Nhận xét: 

 - Al2O3 rất bền không bị khử bởi H2, CO ở nhiệt độ cao;.

 - Al2O3 tác dụng với C không cho Al kim loại mà tạo Al4C3:                         

Al2O3 + 9C → Al4C3 + 6CO (> 20000C)

 - Là một chất lưỡng tính:

   + Al2O3 là oxit bazơ khi tác dụng với axit mạnh → muối + H2O.

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

   + Al2O3 là oxit axit khi tác dụng với dung dịch bazơ mạnh → muối + H2O.

Al2O3 + 2NaOH → NaAlO2 + H2O     

hay

Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]

Al2O3 + 2OH- → 2AlO2- + H2O

 

3. Điều chế 

 - Nhiệt phân Al(OH)3:              

           2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O   

 

4. Ứng dụng

 Ôxít nhôm là một thành phần của vật liệu gốm alumina thuộc nhóm lưỡng tính. Chất này có thể nằm trong các nguồn như: caolanh, đất sét, fenspat, alumina vôi hóa, alumina ngậm nước.

 - Alumina có nhiệt độ nóng chảy cao, vật liệu gốm sứ alumina vẫn giữ được 90% độ bền ở 1100 °C và được dùng để chế tạo các chi tiết cần có tính chịu nhiệt. 

 - Alumina vôi hóa có thể được sử dụng trong thành phần thân đất sét thay cho đá lửa khi cần (làm thân nung cứng và trắng hơn) nhưng nó đắt hơn nhiều so với đá lửa. 

                            

II. Nhôm hiđroxit Al(OH)3

1. Tính chất vật lí 

 - Là chất rắn, không tan trong nước.

 

2. Tính chất hóa học

a. Kém bền với nhiệt: Khi đun nóng Al(OH)3 phân hủy thành Al2O3.                      

2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O (t0)

 

b. Là hiđroxit lưỡng tính:

 -  Tác dụng với axit mạnh:                             

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3HO

 

 - Tác dụng với dung dịch kiềm mạnh:          

Al(OH)3 + KOH → KAlO2 + 2H2O

Al(OH)3 + KOH → K[Al(OH)­4]

 

3. Điều chế    

- Kết tủa Al3+:

Al3+ + 3OH- (vừa đủ) → Al(OH)3

Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4+

- Kết tủa AlO-:

AlO2- + CO2 + 2H2O → Al(OH)3 + HCO3-

AlO2- + H+ (vừa đủ) + H2O → Al(OH)3

 

 

III. Phèn chua: K2SO4, Al2(SO4)3.24H2O hay KAl(SO4)2.12H2O)

- Các dung dịch AlCl3, Al2(SO4)3 và Al(NO3)3 đều là các axit theo Bronstet có môi trường axit:

AlCl3 → Al3+ + 3Cl-

Al3+ + 3H2O ↔ Al(OH)3 + 3H+

Sau đây là các ứng dụng của phèn chua. 

1. Phèn chua làm trong nước

 - Sự thủy phân của muối Al3+ trong các dung dịch có tính bazơ:

2AlCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Al(OH)3 + 6NaCl + 3CO2

     Phản ứng với dung dịch kiềm: (chú ý cách thức và tỷ lệ phản ứng)

Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

Al3+ + 4OH- → [Al(OH)4-

Al(OH)3 + 3OH→ [Al(OH)4-

 

 - Khi Al(OH)3 lắng xuống dưới dạng keo mang theo các hạt nhỏ lơ lửng trong nước làm cho nước trong. 

 

2. Phèn chua dùng trong y học: Phèn chua còn có tên khác là sinh phàn, khô phàn, minh phàn, phàn thạch... là loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, cũng có thể trong hay hơi đục, tan trong nước. Trong y học cổ truyền, phèn chua thường được sử dụng chữa bệnh như sau:

 

 - Chữa hắc lào, chốc đầu: Phèn chua phi 4 phần, hàn the nung 1 phần. Hai vị tán nhỏ, rây mịn, trộn đều, cho vào lọ đậy kín, dùng dần. Khi dùng rửa sạch vùng da bị tổn thương, chấm nước lá trầu không, sau đó rắc thuốc bột trên lên ngày hai lần cho đến khi khỏi hẳn.

 

 - Chữa hôi nách: Phèn chua phi, tán nhỏ, rây mịn cho vào lọ nút kín, dùng dần. Sau khi tắm sạch, lau khô hố nách, lấy bột phèn chua xát vào hai hố nách. Mỗi ngày một lần. Bài thuốc này rất hiệu quả vì trong phèn chua có thành phần chính là nhôm sun - fat, khi mồ hôi ở nách tiết ra sẽ bị khử bởi chất này.

 

 - Trị nước ăn chân: Dùng một cục phèn chua nhỏ ngâm với một ít nước cho tan ra rồi ngâm chân, sau đó lau khô. Phèn chua có tác dụng làm khô, chống ngứa và sát trùng, trị nước ăn chân rất tốt. Nên giữ chân luôn khô ráo, không lội nước bẩn bệnh sẽ nhanh khỏi.

 

 - Khử mùi hôi chân do đi giày nhiều, ra nhiều mồ hôi chân: Tán phèn chua thành bột, rửa sạch chân, lau khô rồi xoa thuốc lên lòng bàn chân và các kẽ ngón chân. Làm thường xuyên sẽ giúp bàn chân luôn khô ráo và gây mùi khó chịu.

 

 - Hỗ trợ điều trị khí hư bạch đới, viêm âm đạo: Phèn chua 4g, trầu không 3 lá. Lá trầu không rửa sạch, vò ra đun với 0,5 lít nước cho sôi kỹ, để gần nguội thì cho phèn đã đập nhỏ vào khuấy tan. Hoặc dùng: Phèn chua, xà sàng tử, hai vị bằng nhau, tán nhỏ sắc nước. Dùng nước thuốc rửa cửa mình vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha