Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng giới thiệu phần PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TỔNG SỐ HẠT P, N VÀ E TRONG NGUYÊN TỬ. Nhằm hổ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.
Ngày đăng: 05-10-2020
49,539 lượt xem
I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Dạng bài tập này có 2 giả thuyết
1. Giả thuyết 1: Tổng số hạt trong nguyên tử bao gồm p, n và e
Tổng số hạt = số p + số e + số n
Trong đó: số p = số e = Z, T là tổng số hạt và N là số n
T = 2Z + N (1)
→ N = T – 2Z
2. Giả thuyết 2:
- Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang điện:
Số hạt mang điện là p và e nhiều hơn số hạt không mang điện là n thì 2Z – N (2)
- Trong hạt nhân số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện thì N – Z (2’)
Giải hệ (1) và (2) hoặc (2’) → Z và N
- Dựa vào đồng vị bền thì Z < hoặc = N < 1,52Z (2’’)
Thay (1) vào (2’’)
Z < hoặc = T - 2Z < 1,52Z
→ 3Z < hoặc = T < 3,52Z
→ T/3,52 < Z < hoặc = T/3
* Lưu ý: Còn nhiều trường hợp khác nữa tùy theo giả thuyết của bài mà chúng ta vận dụng cho hợp lí.
Ví dụ 1: Nguyên tử Nhôm có tổng số hạt p, n, e là 40. Trong nguyên tử nhôm, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Hãy cho biết số khối của nhôm.
Hướng dẫn
Tổng số hạt = số p + số e + số n = 40
Trong đó: số p = số e = Z, số n = N
→ 2Z + N = 40 (1)
Theo giả thuyết: 2Z – N = 12 (2)
Giải hệ (1) và (2) → Z = 13 và N = 14
→ AAl = 13 + 14 = 27
Ví dụ 2: Tổng số hạt p,n, e trong nguyên tử X là 28. Biết X có 7e lớp ngoài cùng. Xác định kí hiệu nguyên tử X
Hướng dẫn
Ta có: 2Z + N = 28
→ N = 28 – 2Z (1)
Theo giả thuyết về đồng vị bền:
Z < hoặc = N < 1,52Z (2)
Thay (1) vào (2) → Z < hoặc = 28 – 2Z < 1,52Z
→ 28/3,52 < Z < hoặc = 28/3
→ 7,95 < Z < hoặc = 9,333
→ Z = 8 hoặc 9
Theo giả thuyết: X (Z = 9) 1s22s22p5 (chọn)
Ví dụ 3: Biết nguyên tử B có tổng số hạt là 21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Xác định số khối của nguyên tử B.
Hướng dẫn
% N = 33,33% → N = 33,33.21/100= 7 (1)
Ta có: tổng số hạt = 2Z + N = 21 (2)
→ Z = 7
→ A = 7 + 7 = 14
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40 .Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt .Nguyên tố X có số khối là :
A. 27
B. 26
C. 28
D. 23
Câu 2. Trong nguyên tử một nguyên tố A có tổng số các loại hạt là 58. Biết số hạt p ít hơn số hạt n là 1 hạt. Kí hiệu của A là
A. 1938K
B. 1939K
C. 2039K
D. 2038K
Câu 3. Tổng các hạt cơ bản trong một nguyên tử là 155 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. Số khối của nguyên tử đó là
A. 119
B. 113
C. 112
D. 108
Câu 4. Tổng các hạt cơ bản trong một nguyên tử là 82 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số p,n,e lần lượt là
A. 26,30,26
B. 26,27,30
C. 30,26,26
D. 25,25,31
Câu 5. Ngtử của nguyên tố Y được cấu tạo bởi 36 hạt .Trong hạt nhân, hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Số đơn vị điện tích hạt nhân Z là :
A. 10
B. 11
C. 12
D.15
Câu 6. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 49, trong đó số hạt không mang điện bằng 34,69% số tổng hạt. Điện tích hạt nhân của X là:
A. 18
B. 17
C. 15
D. 16
Câu 7. Một nguyên tử của một nguyên tố có tổng số hạt là 10.Vậy nguyên tử đó có cấu hình là :
A. 1s22s22p4
B. 1s22s2
C. 1s22s1
D. 1s22s22p6
Câu 8. Nguyên tử của một nguyên tố có 122 hạt p,n,e. Số hạt mang điện trong nhân ít hơn số hạt không mang điện là 11 hạt. Số khối của nguyên tử trên là:
A. 122
B. 96
C. 85
D. 74
Câu 9. Nguyên tử X có tổng số hạt p,n,e là 52 và số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của X là
A. 17
B. 18
C. 34
D. 52
Câu 91 Nguyên tử X có tổng số hạt p, n, e là 28 hạt. Kí hiệu nguyên tử của X là
A. 819X
B. 919X
C. 910X
D. 918X
Câu 10. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (p, n, e) bằng 52. Trong đó các hạt mang điện chiếm 65,3846% tổng số hạt. Nguyên tố X là nguyên tố nào?
A. 1s22s22p4
B. 1s22s22p63s23p5
C. 1s22s22p63s2
D. 1s22s22p63s1
Câu 11. Tổng các hạt cơ bản trong nguyên tửX (proton,nơtron và electron) là 82. Biết các hạt mang điện gấp các hạt không mang điện là 1,733 lần. Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử X là:
A. 26
B. 52
C. 30
D. 60
Câu 12. Một nguyên tử R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34. Trong đó số hạt mang điện gấp 1,833 lần số hạt không mang điện. Nguyên tố R là
A. Mg(24).
B. Na(23).
C. F(19).
D. Ne(20).
Câu 13. Trong nguyên tử Y có tổng số proton,nơtron và electron là 26. Hãy cho biết Y thuộc về loại nguyên tố nào sau đây? ( Biết rằng Y là nguyên tố hóa học phổ biến nhất trong vỏ quả đất).
A. 816O
B. 817O
C. 818O
D. 919F
Câu 14. Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản (p + n + e) = 48. Biết trong nguyên tử X số hạt proton bằng số hạt nơtron. Cấu hình của X là
A. 1s22s22p4
B. 1s22s22p63s23p4
C. 1s22s22p63s2
D. 1s22s22p63s1
Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
ĐÀO TẠO NTIC
Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857
Email: daotaontic@gmail.com
Gửi bình luận của bạn