ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 - HÓA 10

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng xin giới thiệu ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 - HÓA 10 nhằm hỗ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

Ngày đăng: 13-11-2020

1,355 lượt xem

Hotgirl mặt mộc trường Phan Đình Phùng khoe là tân sinh viên ĐH Ngoại thương

A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

1. Nguyên tử

- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm. Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron, vỏ nguyên tử gồm các hạt electron.

- Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron.

- Kích thước, khối lượng của nguyên tử.

- Nguyên tố hóa học bao gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân.

- Kí hiệu nguyên tử :  X là kí hiệu hóa học của nguyên tố, số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân, số khối (A) là tổng số hạt proton và số hạt nơtron.  

- Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố.

- Các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo quỹ đạo xác định, tạo nên vỏ nguyên tử.

- Trong nguyên tử, các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một lớp (K, L, M, N, O, P, Q …).

- Một lớp electron bao gồm một hay nhiều phân lớp. Các electron trong mỗi phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.

- Số electron tối đa trong một lớp, một phân lớp.

- Thứ tự các mức năng lượng của các electron trong nguyên tử.

- Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên.

- Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng: Lớp ngoài cùng có nhiều nhất là 8 electron (ns2np6), lớp ngoài cùng của nguyên tử khí hiếm có 8 electron (riêng heli có 2 electron). Hầu hết  các nguyên tử kim loại có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng. Hầu hết các nguyên tử  phi kim có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng. 

2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. 

- Cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô, chu kì, nhóm nguyên tố (nhóm A, nhóm B). 

- Từ vị trí trong bảng tuần hoàn của nguyên tố (ô, nhóm, chu kì) suy ra cấu hình electron và ngược lại.

- Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A.

- Sự tương tự nhau về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử (nguyên tố s, p) là nguyên nhân của sự tương tự nhau về tính chất hóa học các nguyên tố trong cùng một nhóm A.

- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi số điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.

- Dựa vào cấu hình electron của nguyên tử, suy ra cấu tạo nguyên tử, đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng, xác định nguyên tố s, p.

- Sự biến đổi độ âm điện của một số nguyên tố trong một chu kì, trong nhóm A.

- Quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì, trong nhóm A (dựa vào bán kính nguyên tử).

- Sự biến đổi hóa trị cao nhất với oxi và hóa trị với hiđro của các nguyên tố trong một chu kì.

- Sự biến đổi tính axit, bazơ của các oxit và hiđroxit trong một chu kì, trong một nhóm A.

- Nội dung định luật tuần hoàn.

B. MA TRẬN

Tải về

C. ĐỀ THAM KHẢO

1. Đề tham khảo số 1

Tải về

2. Đề tham khảo số 2

Tải về

3. Đề tham khảo số 3

Tải về

4. Đề tham khảo số 4

Tải về

5. Đề tham khảo số 5

Tải về

D. ĐÁP ÁN

Tải về

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha