Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng giới thiệu PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG HÓA HỌC VÔ CƠ nhằm hỗ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.
Ngày đăng: 05-08-2018
5,630 lượt xem
I. PHẢN ỨNG CÓ SỰ THAY ĐỔI SỐ OXI HOÁ VÀ PHẢN ỨNG KHÔNG CÓ SỰ THAY ĐỔI SỐ OXI HOÁ
1. Phản ứng hoá hợp
- Khái niệm: là phản ứng tạo thành một chất mới từ hai chất khác nhau.
Ví dụ: CaO + CO2 → CaCO3 ( Số oxi hóa của các nguyên tố không đổi)
H20 + Cl20 → 2H+1Cl-1 (Số oxi hóa của H từ 0 → +1, số oxi hóa của Cl từ 0 → -1)
* Nhận xét: Tгопg phản ứng hoá hợp. số oxi hoá của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.
2. Phản ứng phân huỷ
- Khái niệm: là trong đó 1 chất bị phân tích thành 2 hay nhiều chất khác nhau.
Ví dụ: 2KCl+5O3-2 → 2KCl-1 + 3O20 (Số oxi hóa của Cl từ +5 → -1, số oxi hóa của O từ -2 → 0)
Cu(OH)2 → CuO + H2O (Số oxi hóa của các nguyên tố không đổi)
* Nhận xét: Trong phản ứng phân huý. số oxi hoá của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.
3. Phản ứng thế
- Khái niệm: là phản ứng giữa một kim loại mạnh với một muối của kim loại yếu hơn, trong đó nguyên tử kim loại mạnh này thay thế kim loại yếu.
Ví dụ: Fe0 + Cu+2Cl2 → Fe+2Cl2 + Cu0 (Số oxi hóa của Cu từ +2 → 0, số oxi hóa của Fe từ 0 → +2)
* Nhận xét: Trong hoá học vô cơ, phản ứng thế bao giờ cũng có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.
4. Phản ứng trao đổi
- Khái niệm: trong dung dịch các chất điện ly là phản ứng giữa các ion dương (cation) với các ion âm (anion) tạo thành các chất kết tủa, chất dễ bay hơi và các chất điện ly yếu.
Ví dụ: AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl (Số oxi hóa của các nguyên tố không đổi)
Phản ứng trao đổi bao gồm các phản ứng sau:
+ Phản ứng trung hòa giữa axit và bazơ. Ví dụ: NaOH + HCl NaCl + H2O ( Số oxi hóa của các nguyên tố không đổi)
+ Phản ứng thủy phân là phản ứng của một muối (trong thành phần có gốc axit yếu hay bazơ yếu) với nước trong đó gốc axit yếu kết hợp với ion H+ tạo thành axit yếu này và gốc bazơ yếu kết hợp với ion OH- tạo thành bazơ yếu này.
* Nhận xét: Trong phản ứng trao đổi, số oxi hoá của các nguyên tố không thay đổi.
II. KỂT LUẬN
Dựa vào sự thay đổi số oxi hoá, có thể chia phản ứng hoá học thành hai loại :
a. Phản ứng hoá học có sự thay đổi số oxi hoá là phản ứng oxi hoá - khử.
Các phản ứng thế, một số phản ứng hoá hợp và một sô phản ứng phân huỷ thuộc loại phản ứng hoá học này.
b. Phản ứng hoá học không có sự thay dổi số oxi hoá, không phải là phản ứng oxi hoá - khử.
Các phản ứng trao đổi, một số phản ứng hoá hợp và một sô phản ứng phân huỷ thuộc loại phản ứng hoá học này.
Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
ĐÀO TẠO NTIC
Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857
Email: daotaontic@gmail.com
Gửi bình luận của bạn