4 BƯỚC TRỊ TẬT MẤT TẬP TRUNG KHI HỌC BÀI

Bạn nào đã rơi vào những tình huống khi đọc vài trang một quyển sách nhưng lại không thể nào biết được mình đã đọc cái gì và có gì hay trong đó? Vì sao? Có phải vì sách đó quá chán? Không hẳn, nguyên nhân chính ở đây là do bạn đã không thật sự tập trung tốt.

Ngày đăng: 04-03-2016

2,674 lượt xem

Có rất là nhiều nguyên nhân làm bạn mất tập trung: yếu tố bên ngoài, tác nhân bên trong, mệt mỏi và thiếu hứng thú. Dưới đây là những hướng dẫn giúp bạn vượt qua từng nguyên nhân sao lãng trên, hãy áp dụng và đảm bảo rằng khả năng tập trung của bạn sẽ tăng lên đáng kể.

1. HẠN CHẾ NHỮNG TÁC NHÂN BÊN NGOÀI

 

     Tìm một nơi yên tĩnh, thư viện là lựa chọn tốt nhất. Có thể khi lần đầu tiên vào thư viện, bạn sẽ cảm nhận một không khí khá là yên ắng, và hãy cố gắng thích nghi bằng việc dành vài giờ học bài ở đây, không cần phải ở cả ngày đâu vì chắc chắn thế nào bạn cũng sẽ thấy chán. Những nơi lý tưởng khác có thể là phòng học nhóm riêng, phòng tự học, các phòng học trống, v.v. Một điều thú vị là tự học ở nhà hay trong phòng trọ lại không đem đến hiệu quả cao vì dễ bị phân tán sự tập trung bởi những người chung quanh. 



     Hạn chế những sao lãng thị giác. Nếu bạn ngồi học bài mà trước mắt bạn có nhiều người qua lại, nói đùa liên tục thì hỏi làm sao bạn có thể toàn tâm toàn ý vào việc học được? Vậy nên hãy tránh xa những chỗ học có tầm nhìn ra ngoài như thế nhé. 

 

    Tránh xa các thiết bị điện tử  như điện thoại, tivi hay máy tính… Nếu bạn để điện thoại kế bên, chốc chốc bạn lại mở ra xem tin nhắn, điện thoại để trò chuyện với một ai đó hay chat chit,… thì cả một buổi bạn đọc không hết một trang giấy cũng là chuyện bình thường và đây là nguyên nhân lớn nhất khiến cho học sinh hiện nay mất tập trung. Tốt nhất  là bạn hãy dẹp tất cả những thứ đó sang một bên. Trước khi bắt tay vào học, bạn cần chuẩn bị tất cả các tư liệu, tài liệu cần thiết cho việc học để không mất thời gian đi tìm.
 

     Hạn chế tiếng ồn và nên nghe nhạc loại nhạc nào khi học bài? Vừa học bài vừa nghe nhạc thật ra lại không phải là một ý kiến hay. Bạn rất dễ mở miệng hát theo điệu nhạc và chỉ có thể đọc bằng mắt, và như vậy não của bạn sẽ rất khó ghi nhớ, nó không thể làm hiệu quả hai việc cùng lúc được nhưng nhạc Baroque thì ngược lại có thể giúp bạn tập trung hơn. Vì Nhạc Baroque có những tác dụng cụ thể về mặt sinh lý học đối với con người. Khi chúng ta lắng nghe theo nhịp điệu đều đặn của thể loại nhạc này, 60 nhịp một phút, nhịp tim, huyết áp và sóng não đều thư giãn theo điệu nhạc. Nhịp tim chậm lại, huyết áp giảm đi, sóng não beta giảm 6% trong khi sóng não alpha (thích hợp cho học tập và trí nhớ) tăng 6%. Âm nhạc giúp bạn đi vào trạng thái thư giãn nhưng tỉnh táo đồng thời khiến cho bạn lưu tâm đến những tạp âm ở bên ngoài khi bạn học ở giờ cao điểm – trạng thái tối ưu cho học tập.
 

     Ánh sáng: Hãy điều chỉnh ánh sáng trong phòng phải đảm bảo, không quá sáng vì như vậy sẽ làm bạn căng thẳng, và cũng không quá mờ vì bạn sẽ dễ dàng lim dim mắt, đi vào giấc ngủ lúc nào không hay hoặc có thể ảnh hưởng đến các vấn đề về mắt như cận thị,…
 


2. KÌM HÃM DÒNG SUY NGHĨ MÔNG LUNG

 

     Thời khóa biểu hoặc danh sách việc cần làm. Hãy để những cái này trước mặt bạn và quyết tâm làm theo những điều đó, đừng quan tâm hay nghĩ ngợi gì đến chyện khác cả (đại loại như “Giờ này ti vi có chương trình gì hay ta?”, “Nhỏ bạn giờ đang làm gì ta, nhắn tin nó chơi”, v.v). Bạn chỉ nên liệt kê ra một vài việc cần thiết cho mỗi ngày thôi, không nên ghi ra quá nhiều vì như vậy sẽ bị rối và bạn cũng chẳng thể nào làm hết được.

 

     Lựa chọn các môn học hợp lí. Một thói quen thường thấy của học sinh là việc học chỉ một môn duy nhất trong suốt một thời gian dài. Có thể nó hợp với một số  người, tuy nhiên, việc học chỉ một môn duy nhất khiến đầu óc dễ bị căng thẳng và mất tập trung. Mà như đã biết, khi căng thẳng thì không thể học bài hiệu quả, chưa kể bạn sẽ nghĩ tới nhiều thứ ngoài lề hấp dẫn hơn việc học. vì vậy, bạn nên đan xen nhiều môn học nếu học trong khoảng thời gian dài (tốt nhất là từ 3 đến 4 môn). Việc này sẽ giúp não bộ duy trì được sức bền và bạn thấy không bị nhàm chán, mà thấy hứng thú hơn.

 

     Chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Có thể là một việc rất đơn giản mà ai cũng hiểu, nhưng không phải ai cũng làm và hiểu được tầm quan trọng của việc chuẩn bị bài mới, các bạn hầu như chỉ tập trung vào bài cũ. Có một hiện tượng không hiếm gặp ở học sinh, sinh viên là việc lên lớp ngồi nghe giảng nhưng lại “chẳng hiểu thầy cô nói gì”. Đó là hậu quả của việc không đọc trước bài học. Mà một nguyên lý của não là khi không hiểu thì không muốn tiếp tục nghe, tiếp tục phân tích nữa, mà chuyển sang việc khác. Buổi tối hôm trước sau khi đã làm bài cũ xong, bạn nên đọc trước bài mới hôm sau sẽ học. Việc đọc bài trước cũng không cần quá chi tiết, bạn chỉ cần đọc sơ qua các phần, các mục, các câu hỏi cuối bài,… Việc này giúp ta hiểu trước về nội dung bài mới sẽ học, thấy được những điều hay và chuẩn bị hỏi những gì chưa hiểu. “Hiểu một nửa” vấn đề sẽ kích thích trí não khám phá, để hoàn chỉnh vấn đề, chính vì vậy bạn sẽ hứng thú học bài hơn. Việc hỏi những điều chưa hiểu, và chia sẻ những điều thú vị của bài sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn rất nhiều.

 

3. CHIẾN THẮNG MỆT MỎI

 

     Giải lao. Nhiều bạn cho rằng cữ mỗi 50 phút ngồi học bài thì nên giải lao khoảng 10 phút, như vậy sẽ rất hiệu quả và cũng là cách để não bộ của bạn được nghỉ ngơi, tiếp thu tốt hơn. Trong thời gian này bạn nên khởi động chân tay một chút hoặc massage mắt nhẹ nhàng, sau đó uống một cốc nước ấm và ngậm một viên kẹo bạc hà cho sảng khoái trước khi ngồi trở lại bàn. Nhưng không được quá 10 phút nhé.
 

     Giờ vàng. Hãy chọn cho mình một thời điểm trong ngày mà bạn cảm thấy thật sự thoải mái và tập trung tốt nhất cho việc học. Có bạn thì học tốt vào buổi sáng, vài bạn khác lại thích học vào ban đêm vì yên tĩnh hơn. Tùy bạn thôi, miễn là bạn thật sự tập trung là được. 
 

     Ngủ đêm, tránh ngủ ngày. Bạn nên dành nhiều thời gian để ngủ vào buổi tối hơn là ngủ trưa quá lâu. Thời gian để ngủ trưa không nên quá 30 phút .

 

4. TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP

 

     Định hướng tương lai. Bạn muốn làm bác sỹ, kỹ sư,… làm thế nào để thực hiện điều này? Đó là học, học như thế nào để được thi đỗ vào các trường đó. Đây là một động lực rất lớn để cho bạn học tốt hơn. Vì có rất nhiều bạn không biết học để làm gì mà tại sao bố mẹ, thầy cô ngày nào cùng bắt học, ngày nào cũng la rầy, phê bình và khiển trách.

 

     Đặt ra mục tiêu rõ ràng. Đã khi nào bạn tự hỏi vì sao khi gặp một vấn đề khó giải quyết, khó hiểu, thì bạn chán nản và không muốn tiếp tục? Lí do rất đơn giản là vì bạn không có mục tiêu rõ ràng. Theo nghiên cứu, mục tiêu chính là động cơ thôi thúc bạn hành động. Chính vì vậy khi không có mục tiêu bạn sẽ ngay lập tức chán và không muốn tiếp tục. vì vậy, bạn nên đặt cho mình những câu hỏi trước khi làm việc gì đó. Ví dụ như: “lí do mình làm việc này là gì?”, “làm xong việc này mình muốn đạt được cái gì?”,… việc xác định được những điều này sẽ thôi thúc bạn bạn cố gắng hơn, không dễ bị chán nản và buông xuôi. Kể cả khi gặp khốn khó những mục tiêu đề ra sẽ quay lại thúc đẩy bạn tiến lên để hoàn thành công việc.

 

     Tăng cường tính cạnh tranh. Bạn có thể lấy điểm làm tiêu chí để cạnh tranh với một số bạn trong lớp có lực học tương đương. Đây là một động lực rất tốt khiến bạn có hứng thú học hơn, vì tâm lí tuổi trẻ thường hay ganh đua, háo thắng nên khi bạn nào được điểm cao nhất sẽ được tự hào và hãnh diện còn nếu bị điểm thấp bạn sẽ bị mất mặt với các bạn đó. Nhưng bạn nên nhớ điểm số chỉ phản ánh đúng giá trị của nó nếu bạn cạnh tranh lành mạnh, không vì thế mà bạn bất chấp mọi thủ đoạn để  được điểm cao kể cả việc quay bài hoặc gian lận trong các giờ kiểm tra.
 

     Học nhóm. Việc học nhóm sẽ giúp cho thời gian học của bạn hiệu quả và thú vị hơn nhiều, với điều kiện là tất cả mọi người đều thật sự dồn tâm cho việc học. Nhưng  điểm yếu của học nhóm đó là các bạn dễ tụ tập lại để chơi đùa, lêu lõng,… Nên phải có người điều phối công việc, nếu không các bạn rất dễ bị xao nhãng việc học.
 

     Trợ giúp. Nếu bạn cảm thấy môn học hay quyển sách đó quá khó thì hãy nhờ ai đó hướng dẫn (có thể là thấy cô hoặc bạn bè), họ sẽ có những lời khuyên hữu ích để giúp học thật tốt môn đó hoặc tìm đến trung tâm gia sư NTIC để được tư vấn trực tiếp.

Ngô Văn Dũng

 

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha