"Chúng ta ai cũng có đam mê, nhưng bản chất con người là sự yếu đuối. Vì thế để giữ được đam mê thì cần phải có kỷ luật", giáo sư Ngô Bảo Châu chia sẻ với học sinh TP HCM.
Ngày đăng: 04-03-2016
1,559 lượt xem
Sáng 15/3, giáo sư Ngô Bảo Châu đã có buổi nói chuyện bằng tiếng Anh với hàng trăm học sinh trường phổ thông quốc tế tại TP HCM về chủ đề “Chúng ta học như thế nào?”. Bên cạnh việc chia sẻ quan điểm về cách học tập, giáo sư đã hỏi lại suy nghĩ của chính các em.
“Nhiều người hỏi tôi bí quyết học như thế nào, tôi không thể nói được trong một câu bởi câu hỏi đó cũng khó như câu chúng ta sống như thế nào?”, giáo sư Ngô Bảo Châu mở đầu buổi nói chuyện.
Thích thú với sự phản biện của học sinh, GS Châu trao đổi tiếp: "Tại sao tôi phải nhấn mạnh kỷ luật nên đứng trước cả đam mê? Chúng ta ai cũng có đam mê, ví dụ như khoa học, toán, thể thao…, nhưng bản chất của con người là sự yếu đuối. Đam mê nào của con người rồi cũng bị mờ nhạt đi. Để giữ được đam mê thì cần phải có kỷ luật".Theo GS Châu, ba yếu tố trong phương pháp học tập của anh là kỷ luật, đam mê và lòng dũng cảm. Ngay lập tức, anh nhận được phản biện của một học sinh: "Đồng ý học tập cần 3 yếu tố trên, nhưng theo em thì phải đổi lại trật tự. Đam mê phải đứng trước kỷ luật, phải đam mê một vấn đề nào đó rồi mới có kỷ luật và lòng dũng cảm để thực hiện".
Cũng theo anh, kỷ luật ở đây không giống như trong quân đội mà là kỷ luật trong một nhóm và tôn trọng luật chơi. Ví dụ, khi tham gia một trò chơi, có thể niềm đam mê sẽ giảm, nhưng vẫn phải chơi vì bạn tôn trọng những người cùng chơi đó.
Trả lời câu hỏi của một nữ sinh làm thế nào để có niềm đam mê, giáo viên có thể truyền đam mê cho học trò được không, GS Châu nói: "Tôi không nghĩ rằng giáo viên có thể truyền cảm hứng cho bạn. Trước hết, bạn phải có sẵn niềm đam mê và giáo viên sẽ giúp bạn tăng thêm".
Buổi chia sẻ diễn ra khá sôi nổi khi giáo sư Châu đặt nhiều câu hỏi gợi mở cho học sinh, như: "Khi học tập, các em chọn vấn đề dễ hay khó để giải quyết?". Nhiều học sinh thành thật nhận đã chọn giải quyết vấn đề dễ để có được sự tự tin. Tuy nhiên, cũng nhiều em chia sẻ chọn những vấn đề thách thức bởi nó tốt cho quá trình học. Khi giải quyết được vấn đề khó thì kiến thức mới tăng thêm.
Dẫn chứng cho quan điểm của mình, anh Châu kể về kỷ niệm bị đánh trượt khi xin làm cán bộ nghiên cứu: “Khi tôi trình bày với ban giám khảo về đề tài nghiên cứu Bổ đề cơ bản, họ đã cười và đánh trượt vì cho rằng tôi đã chọn một đề tài quá khó. Sau đó tôi chọn đề tài dễ hơn để làm việc và kiếm sống, nhưng vẫn tiếp tục theo đuổi Bổ đề cơ bản trong âm thầm", anh Châu nói.Theo anh Châu, những vấn đề dễ gặp hàng ngày gây nhàm chán và tẻ nhạt, nhưng nó có tác dụng tăng sự tự tin của người học và cũng cần thiết trong quá trình học. Những vấn đề khó rất quan trọng, nó thể hiện được rằng bạn có tiếp tục giữ được niềm đam mê hay không. “Tôi đã tìm thấy niềm say mê toán học vì nó đầy thách thức chứ không phải vì nó dễ”, giáo sư cho biết.
GS Châu tâm sự, sau giải thưởng Fields, anh được nhiều người biết đến, tham gia nhiều hoạt động như hội thảo, họp báo…, nhưng điều đó không làm anh vui bằng việc được quay trở lại tiếp tục nghiên cứu.
Hương Giang
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
ĐÀO TẠO NTIC
Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857
Email: daotaontic@gmail.com
Gửi bình luận của bạn