Sơ đồ tư duy (thường gọi là Mindmap) là một phát minh vĩ đại của Tony Buzan. Thực ra ông không phải là người thực sự phát minh ra Sơ đồ tư duy. Ông chỉ là người phát triển kĩ thuật này và mang nó tiếp cận đến mọi ngóc ngách của cuộc sống nhằm gia tăng năng suất làm việc cũng như giúp não suy nghĩ nhanh hơn và thông minh hơn.
Ngày đăng: 17-06-2016
4,065 lượt xem
Có rất nhiều trang web và sách hướng dẫn chúng ta vẽ sơ đồ tư duy, nhưng dường như nó quá phức tạp đối với người đọc. Hãy đi theo 4 bước dưới đây và bạn sẽ nhận ra rằng Sơ đồ tư duy cũng không có gì to tát và khó khăn cả.
1. Chuẩn bị
- Tối thiểu 03 cây bút màu khác nhau (có thể là bút lông kim)
- Ý tưởng chủ đề trung tâm
- Sự điên rồ
2. Vẽ chủ đề trung tâm
Chủ đề trung tâm là vấn đề chính bạn đang quan tâm tới. Hãy vẽ một hình ảnh liên quan tới chủ đề này. Nếu được, hãy cho thêm Chữ trong hình ảnh đó.
Quy tắc vẽ chủ đề trung tâm là:
- Cần vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các nhánh khác.
- Có thể tự do sử dụng màu sắc, hình ảnh.
- Không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vì chủ đề cần được làm nổi bật dễ nhớ.
- Có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ nếu chủ đề không rõ ràng.
3. Các nhánh chính (Tiêu đề phụ)
Các nhánh chính là các ý tưởng dựa trên chủ đề trung tâm. Nó có thể là luận điểm, hoặc các chủ đề con liên quan tới chủ đề chính. Vẽ theo cách nào đó bạn ưng ý nhất, đừng nghĩ tới nguyên tắc gì cả.
Trên các nhánh chính này là các Từ Khóa ngắn gọn và mang tính chất gợi ý. Hãy vẽ thêm hình ảnh gì đó mang tính minh họa.
Quy tắc vẽ tiêu đề phụ
- Tiêu đề phụ nên viết bằng CHỮ IN HOA năm trên nét vẽ dày để làm nổi bật.
- Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm.
- Tiêu đề phụ nên vẽ theo hướng chéo góc, để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng.
4. Các nhánh thứ cấp
Đây là các nhánh được vẽ ra từ nhánh chính. Nó bổ sung ý cho nhánh chính. Bạn có thể vẽ thêm bao nhiêu nhánh thứ cấp đều được, miễn không gian trên giấy vẽ của bạn cho phép.
Tương tự như nhánh chính, các chữ trên nhánh thứ cấp cũng là các từ khóa mang tính gợi nhớ. Và hãy cho thêm hình ảnh vào để thêm phần sinh động.
Quy tắc vẽ nhánh thứ cấp
- Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh.
- Hãy dùng biểu tượng và cách vẽ tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thơi gian.
- Mỗi từ khóa/hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Trên mỗi khúc chỉ nên có tối đa 1 từ khóa.
- Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm.
- Tất cả các nhánh tỏa ra từ một điểm (thuộc cùng một ý) nên có cùng một màu.
Mẹo nhỏ
- Hãy để trí tưởng tượng bay bổng, bạn có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ của bạn tốt hơn.
- Dùng tối thiểu 3 màu để vẽ.
- Mỗi nhánh chính là một màu riêng biệt, và các nhánh con, hình ảnh, chữ đi theo cũng nên cùng một màu với nhánh chính.
- Có thể vẽ 2 sơ đồ tư duy, một sơ đồ tư duy nháp và một sơ đồ tư duy hoàn thiện.
- Dùng "sự điên rồ" của mình để vẽ sơ đồ tư duy. Bạn sẽ ngạc nhiên vì bản thân mình rất thông minh mà bình thường mình không nhận ra.
- Có thể dùng sơ đồ tư duy để học bài, và người ta gọi nó là "học bài bằng cơ bắp".
(nguồn từ internet)
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
ĐÀO TẠO NTIC
Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857
Email: daotaontic@gmail.com
Gửi bình luận của bạn