LÀM THẾ NÀO ĐỂ TIẾT HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

Sự khen ngợi, khuyến khích đúng lúc, đúng chỗ của thầy sẽ giúp trò có cơ hội phát triển những tiềm năng. Sau đây là chia sẻ của Trung tâm, luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng giúp các bạn hiểu thêm về điều này.

Ngày đăng: 18-03-2018

2,042 lượt xem

Kết quả hình ảnh cho tiet hoc vui ve

Đối với những ai làm trong nghề giáo dục, thì những cụm từ “đổi mới phương pháp dạy và học”, “đổi mới phương pháp quản lí” trở thành những khái niệm quá quen thuộc mà mỗi năm, hàng năm đều được nhắc đến nhiều lần. Nghe có vẻ thì “ghê gớm” vậy thôi, nhưng thực ra không tới mức “to tát” như thế. Là một người Thầy có tâm thì công tác này vẫn diễn ra hằng ngày trong công việc giảng dạy và quản lí giảng dạy của họ. Xin chia sẻ với quí thầy cô, anh chị em và các bạn đồng nghiệp nội dung của một bài viết theo tôi khá là gần gũi và thiết thực để cải thiện giờ dạy của mình.

 

1. Trước hết người giáo viên cần ý thức buổi học hiệu quả hay không, người học thích học hay không là do cách giảng dạy của mình chứ không nên đổ lỗi cho học sinh lười học, quậy phá. Thái độ tự chịu trách nhiệm về giờ dạy sẽ giúp giáo viên luôn đổi mới, sáng tạo trong giờ học với mục tiêu chinh phục học sinh. Ngoài ra, giáo viên cần tìm hiểu kĩ nhu cầu người học để soạn bài, chọn ra nội dung và phương pháp giảng dạy phù hợp nhất với từng đối tượng học sinh. Tuy còn ít tuổi, song các em bây giờ rất thích được bày tỏ quan điểm, được bàn luận các vấn đề về xã hội. Vì vậy ta chọn phương pháp cho các em làm việc nhóm, thuyết trình trước lớp. Có những bài ta lại cho các em tự đọc và trình bày trên lớp trước khi giáo viên đi vào giảng giải. Kết quả là các em rất thích học, rất sáng tạo trong cách thuyết trình để chứng minh năng lực cá nhân mình, nhóm mình. Ngoài ra, có rất nhiều phương pháp sư phạm khác nhau để giáo viên đổi món hằng ngày như phương pháp Hỏi- Đáp, phương pháp nêu ‎ý kiến ghi lên bảng…. Mỗi buổi học là một kịch bản hoàn toàn mới lạ, hấp dẫn thử thách cả người dạy và người học.

 

2. Khi soạn bài ta nên quan tâm hơn những nội dung kiến thức mà học sinh cần nhất. Các em cần kiến thức để phục vụ, đáp ứng yêu cầu nào. Ta nên dạy cái học sinh cần chứ không bắt các em nghe cái mình có mà chúng cảm thấy vô ích. Cách này vừa đảm bảo yêu cầu môn học vừa súc tích. Tình trạng áp lực vì nội dung nhiều, thời gian ít được cải thiện. Và khi giảng dạy, giáo viên cần giúp học sinh nhận ra lợi ích của những kiến thức đang học các em sẽ thích học. Từ những gợi ý của giáo viên, học sinh sẽ nghiên cứu, tìm tòi thêm rất nhiều tư liệu mới, tình huống mới, kiến thức mới mà ngay cả giáo án của giáo viên cũng chưa kịp cập nhật. Hơn thế nữa, các em còn nhớ rất lâu những kiến thức hữu ích của môn học.

 

3. Giáo viên nên chú ý tạo không khí vui vẻ, cởi mở giữa người dạy và người học. Ví dụ, vào giờ học đầu ta nên làm quen với các em, cho các em giới thiệu về tên, chức danh…. Những tiết sau đó thì có thể sắp xếp thời gian để kết hợp vào bài bằng một câu chuyện thời sự, cuối giờ (những dịp phù hợp) cho các em hát hoặc hát cho các em nghe, cũng có thể là trò chơi tập thể, một phần biểu diễn tài năng của học sinh nào đó trong lớp… Người dạy cần tôn trọng, và hơn hết là nên làm bạn với người học. Thái độ thân thiện, cởi mở, biết lắng nghe của thầy cô luôn được người học trân trọng. Sự khen ngợi, khuyến khích đúng lúc, đúng chỗ của thầy sẽ giúp trò có cơ hội phát triển những tiềm năng. Khi các em làm bài tập, thuyết trình ta nên nhận xét kĩ về nội dung và cách trình bày, góp ý chứ không chê bai. Bởi vì, ngoài nghĩa vụ nâng cao kiến thức chuyên môn thì việc tạo không khí vui vẻ trong giờ học rất quan trọng, nó quyết định mức độ hứng thú của cả thầy và trò.

 

     Bên cạnh đó, giáo viên nên luôn biết nhìn lại những giờ dạy để rút kinh nghiệm. Hoặc ta tự nhận xét hoặc ta lấy ý kiến từ học sinh. Ta có thể tự nhận xét sau buổi học xem mình đã làm tốt ở điểm những nào, dở ở điểm nào, nếu làm lại thì mình sẽ thay đổi ra sao. Ví dụ, cách giải thích định nghĩa hôm nay hình như hơi khó hiểu, hay việc mình cho học sinh làm việc nhóm hôm nay không hiệu quả, mình quản lí lớp chưa tốt…

 

4. Biết cảm nhận của người học với tiết học là rất quan trọng. Chỉ người học mới biết họ đã thu hoạch được gì qua từng giờ học, và người dạy cần thay đổi như thế nào để tốt hơn. Vì vậy, ta nên lấy ý kiến học sinh vào một trong ba thời điểm: tiết học thứ hai, giữa kì học, cuối kì học để xem các em hài lòng điều gì, không hài lòng điều gì. Ta nên cho học sinh ghi ra giấy những nhận xét, câu hỏi thắc mắc của các em, tờ giấy này yêu cầu không ghi tên. Cách làm này cần được thực hiện với một thái độ chân thành, cầu thị, mong học sinh bày tỏ thực lòng để mục đích giờ dạy ngày càng tốt hơn!

 

      Qua cách làm này, ta có thể nhận ra mình còn nhiều thiếu sót, ví dụ như “Cô còn lấy ít ví dụ thực tế quá” hay “Cô hơi thiên vị nhóm A…”. Làm hài lòng các em là làm hài lòng chính mình. Hiệu quả giờ học đến từ mối quan hệ hai chiều giữa thầy và trò chứ không chỉ đơn giản thầy cô biết nhiều, giảng nhiều mà học sinh đã thích học. Người dạy càng nói nhiều học sinh càng chán học. “Danh hiệu” những tiến sĩ gây mê thường để ám chỉ các thầy cô nói nhiều. Giáo viên cần biết lùi lại theo phương châm “thầy chủ đạo, trò chủ động” để học sinh có cơ hội sáng tạo, cơ hội suy nghĩ, cơ hội thực hành…Nhiệm vụ của giáo viên là khơi gợi, đốt cháy chứ không phải là nhồi nhét kiến thức cho học trò.

Nguồn từ internet

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

 

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha