TẠI SAO TRÊN BỀ MẶT THÂN TÀU THƯỜNG GẮN CÁC THANH KẼM (Zn)

Làm thế nào để bảo vệ được bề mặt thân tàu vỏ thepstrw[cs sự bào mòn của nước biển. Sau đây là chia sẻ của Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

Ngày đăng: 06-03-2020

2,774 lượt xem

Trước đây vỏ tàu được làm bằng gỗ. Nhưng tàu gỗ thì thường nhỏ, di chuyển gần bờ và không bền. Để có được những chiếc tàu lớn hoặc siêu lớn có tải trọng hàng trăm tấn hoặc cả ngàn tấn thì vỏ tàu phải được làm bằng thép.

Mà thép thì cũng không bền do hiện tượng ăn mòn kim loại. Nên chỉ một thời gian ngắn thì vỏ tàu cũng bị gỉ và chóng hỏng. Vì thân tàu được làm bằng thép là hợp kim của Fe - C khi tiếp xúc với nước biển hình thành các pin điện mà cực âm là Fe.

ở cực âm: Fe  Fe2+ + 2e

Fe bị ăn mòn dẫn đến thân tàu bị hỏng là do hiện tượng ăn mòn điện hóa.

Để bảo vệ thân tàu khỏi sự bào mòn của nước biển, người ta không thể bảo vệ thân tàu theo phương pháp bảo vệ thông thường như sơn hoặc phủ lên mặt mặt các loại dầu nhớt để cách thân tàu với dung dịch chất điện li là nước biển. Mà phải dùng phương pháp điện hóa là gắn các thanh kim loại có tính khử mạnh hơn Fe lên bể mặt thân tàu để bảo vệ vỏ tàu.

Có nhiều kim loại đứng trước sắt như Mg, Al hay Zn ... trong dãy hoạt động hóa học. Sao phải chọn Zn?

Vì Zn và Fe đứng gần nhau trong dãy hoạt động hóa học hơn nên suất điện động của pin điện hình thành giữa Zn – Fe sẽ thấp hơn so với Mg – Fe hay Al – Fe thì quá trình ăn mòn sẽ diễn ra chậm hơn và bảo vệ thân tàu tốt hơn. Lúc ấy, Zn sẽ đóng vai trò là cực âm thì thanh Zn sẽ bị ăn mòn nên sau một thời gian nhất định người ta sẽ thay những thanh Zn mới.

Vì thế mà thân tàu được bảo vệ lâu bền.

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha