TẠI SAO NGƯỜI TA DÙNG PHÂN URE ĐỂ ƯỚP HẢI SẢN? TÁC HẠI VÀ CÁCH NHẬN BIẾT LOẠI HẢI SẢN NÀY

Làm sao để trở thành người tiêu dùng thông thái? sau đây là gợi ý của Trung tâm luyện thi gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng về lí do, tác hại và cách nhận biết hải sản có chứa chất bảo quản ure.

Ngày đăng: 14-11-2019

13,485 lượt xem

Kết quả hình ảnh cho hai sản tươi ngon

1. Lời tựa

Khi các tàu thuyền đánh bắt tôm, cá và hải sản ở ngoài biển xa nhiều ngày thì lượng hải sản bắt được cần phải được bảo quản như thế nào cho hải sản thật tươi ngon trước khi tàu thuyền trở lại bờ. Biện pháp bảo quản hải sản phổ biến của các nhà đánh bắt hải sản là dùng hầm đá để ướp hải sản. Nhưng nhược điểm của hầm đá là nặng, chiếm khoang lớn trong tàu thuyền và lưu giữ hầm đá khó khăn. Nên không ít tàu thuyền đã dùng đến giải pháp thuận tiện hơn nhưng bất chấp đến vệ sinh an toàn thực phẩm đó là dùng phân ure.

2. Tại sao người ta dùng ure để ướp hải sản

Sở dĩ người ta dùng ure để bảo quản thịt, cá và hải sản vì ure tan rất tốt trong nước đồng thời hấp thụ nhiệt làm cho nhiệt độ trong nước giảm nhanh giúp cho hải sản tươi lâu. Ngoài ra, ure còn có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn có khả năng kéo dài thời gian bảo quản giữ cho thực phẩm tươi lâu không bị ương thối. Nhưng tác hại của việc lạm dụng ure để ướp hải sản là rất lớn. Những thịt cá, hải sản được bảo quản bằng ure thì dù có rửa đi rửa lại nhiều lần cũng không loại bỏ hết được dư lượng ure ở trong thực phẩm này .  

3. Tác hại của việc dùng ure để ướp hải sản

Nếu người dùng loại thực phẩm này thường xuyên, lâu ngày trong cơ thể người, lượng urê cao quá mức có thể gây giảm hoạt động của tuyến giáp, rối loạn máu ác tính, rối loạn thần kinh... Ngoài ra, urê có thể chứa các thành phần nguy hiểm như kim loại nặng gây ngộ độc. Nhẹ là chóng mặt, đau bụng, nặng hơn sẽ nôn mửa, tiêu chảy, trường hợp cấp cứu không kịp thì tử vong.

4. Cách nhận biết hải sản được bảo quản bằng phân ure

Với cá ướp urê, nhìn bề ngoài thấy rất tươi, mắt cá trong, mang cá đỏ tươi hơn bình thường, nhưng độ đàn hồi thân cá không cao, khi ấn tay vào sẽ mềm, mình cá lõm xuống, ngửi cá có mùi khai chứ không phải mùi tanh đặc trưng. Khi rửa vài nước, cá sẽ mềm, lúc chiên hay kho cá sẽ rã ra và không có mùi thơm tự nhiên của cá biển. Tương tự, với mực, bạch tuộc, tôm… nhìn tươi nhưng sờ vào sẽ mềm, khi chế biến sẽ không có độ ngọt, thơm tự nhiên mà thịt mềm, nhũn, có mùi hôi…

Trung tâm luyện thi - gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha