KHÁI NIỆM, ĐỒ THỊ VỀ HÀM SỐ, HÀM SỐ ĐỒNG BIẾN VÀ HÀM SỐ NGHỊCH BIẾN

Trung tâm gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng xin giới thiệu KHÁI NIỆM, ĐỒ THỊ VỀ HÀM SỐ, HÀM SỐ ĐỒNG BIẾN VÀ HÀM SỐ NGHỊCH BIẾN nhằm hổ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

Ngày đăng: 21-12-2017

3,244 lượt xem

1. Khái niệm hàm số

 - Cho XY là hai tập hợp số, ví dụ tập số thực R, hàm số f xác định trên X, nhận giá trị trong Y là một quy tắc cho tương ứng mỗi số x thuộc X với một số y duy nhất thuộc Y.

Ký hiệu

 hoặc  hoặc

Với:

  • Tập X gọi là miền xác định.
  • Tập Y gọi là miền giá trị.
  • x gọi là biến độc lập hay còn gọi là đối số.
  • y gọi là biến phụ thuộc hay còn được gọi là hàm số.
  • f(x) được gọi là giá trị của hàm f tại x.

 

2. Hàm số được cho bằng hai dạng : bảng và công thức.

a. Hàm số dạng bảng 

 

x 0 1 2 3 4 5
y 1 3 5 7 9 11

 

b. Hàm số bằng công thức (dạng tường minh):

y = f(x)

f(x) là biểu thức đại số với biến x.

Ví dụ :

y = 2 : hàm hằng.

y = 2x +1: hàm số bậc nhất

y = x2 +2x -1: hàm số bậc 2

y=\frac{2x+1}{x-1}  hàm số nhất biến .v .v …

 

3. Tập giá trị và tập xác định :

Tập giá trị Y là tập hợp các giá trị của hàm số y.

Tập xác định X tập hợp các giá trị của biến số x. Tập xác định X của hàm số y xác định.

 

4. Đồ thị của hàm số 

a. Định nghĩa

Đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp các cặp giá trị tương ứng (x ; f(x)) trên mặt phẳng tọa độ.

 

b. mặt phẳng tọa độ Oxy 

 * Ox :trục hoành.

* Oy : trục tung.

* O : gốc tọa độ.

* ( I) góc phần tư thứ I, (II) góc phần tư thứ iI,( III) góc phần tư thứ III,( IV) góc phần tư thứ IV.

 

c. Biểu diễn tọa độ một điểm A trên mặt phẳng tọa độ Oxy:

Ta có : A(x; yA) trong đó :     xA: hoành độ của điểm A .

yA: hoành độ của điểm A .

ví dụ Biểu diễn tọa độ một điểm A(2 ; 3)

vẽ đồ thị của một hàm số trên mặt phẳng tọa độ:

y = x2 +2x – 1 (c); y = 2x + 1 (d)

5. Vị trí tương đối giữa điểm và đồ thị hàm số :

cho A(x; yA) và hàm số y = f(x) có đồ thị (c). A thuộc (c) khi yA = f(xA)

ví dụ : A(1 ; 2) và B( -2 ; 1) có thuộc y = f(x) = x2 +2x – 1 (c)

giải.

Tính : f(xA) = f(1) = 12 +2.1 – 1 = 2 = yA

=> A € ( c).

f(xB) = f(-2) = (-2)2 +2.(-2) – 1 = 2 = -1 ≠ yB

=> B không nằm trên (C).

 

6. Hàm số đồng biến và hàm số nghịch biến 

a. Định nghĩa 

Cho hàm số y = f(x) xác định với mọi giá trị của x thuộc R.

  • Nếu giá trị của biến tăng lên mà giá trị tương ứng của hàm số f(x) cũng tăng lên
    thì hàm số y = f(x) được gọi là hàm số đồng biến trên R (gọi tắt là hàm số đồng biến).
  • Nếu giá trị của biến tăng lên mà giá trị tương ứng của hàm số f(x) cũng giảm đi
    thì hàm số y = f(x) được gọi là hàm số nghịch biến trên R (gọi tắt là hàm số nghịch biến).

 

b. Định lí : với x1, x2 thuộc R.

  • Nếu x1 < x2 mà f(x1) < f(x2) thì hàm số y = f(x) đồng biến trên R.
  • Nếu x1 < x2 mà f(x1) > f(x2) thì hàm số y = f(x) nghịch biến trên R.

Ví dụ :hàm số sau đồng biến hay nghịch biến : y = f(x) = -2x +1

Giải

Tập xác định : R

với x1, x2 thuộc R sao cho x1 < x= > x2 – x1 > 0 (1)

tính : f(x1) = -2x1 +1;  f(x2) = -2x2 +1

xét : f(x1) – f(x2) = (-2x1 +1) – (-2x2 +1) = -2x1 +1 +2x2 -1 = 2(x2 – x1) >0 (vì x2 – x1 > 0 )

=> f(x1) > f(x2) vậy : hàm số nghịch biến.

BÀI TẬP SGK

BÀI 1 TRANG 44:

Cho hàm số y = f(x) = \frac{2}{3}x

tính :  f(-2) = \frac{2}{3}(-2)=\frac{-4}{3}

f(0) = \frac{2}{3}0=0

 f(\frac{1}{2})=\frac{2}{3}.\frac{1}{2}=\frac{1}{3}

BÀI 7 TRANG 46:

Cho hàm số y = f(x) = 3x . Cho hai số x1, x2 thuộc R sao cho x1 < x2

Hãy chứng minh  f(x1) < f(x2) rồi rút ra kết luận hàm số đồng biến trên R

Giải

Tập xác định : R

Cho hai số x1, x2 thuộc R sao cho x1 < x2= > x2 – x1 > 0

tính : f(x1) = 3x1 +1;  f(x2) =3x2 +1

xét : f(x2) – f(x1) = 3x2 – 3x1  = 3(x2 – x1) >0 (vì x2 – x1 > 0 )

=> f(x1) <  f(x2) vậy : hàm số đồng biến trên R .

BÀI TẬP BỔ SUNG :

 Tính giá trị của hàm số tại x = x0 :

Cho hàm số y = f(x).

Bước 1.   Thế giá trị của biến x bằng x0. (chổ nào có x thế bằng x0).

Bước 2.    Tính y0 = f(x0).

 =================================

Ví dụ minh họa : cho hàm số y = f(x) = x3 + 2x2 -3x -1 tại x = 2.

Giài.

Y0 = f(2) =  23 + 2.22 -3.2 -1 ( bước 1).

= 9 (bước 2)

vậy : y0 = 9

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha