SÓNG ÂM - NGUỒN NHẠC ÂM

Trung tâm gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng xin giới thiệu phần SÓNG ÂM - NGUỒN NHẠC ÂM. Nhằm hỗ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

Ngày đăng: 07-06-2018

2,391 lượt xem

Hình ảnh có liên quan

I. Nguồn gốc của âm và cảm giác về âm
 - Khi phát ra âm thì các nguồn âm đều dao động.
 - Dao động được truyền đi từ nguồn âm trong không khí tạo thành sóng âm, có cùng tần số với nguồn âm.
 - Sóng âm truyền đến tai, làm màng nhĩ tai dao động, cho ta cảm giác về âm.
 - Cảm giác âm phụ thuộc vào nguồn âm và tai người nghe.
 - Sóng âm truyền trong môi trường chất lỏng, khí, rắn nhưng không truyền được trong chân không.
  + Trong chất khí, chất lỏng sóng âm là sóng dọc.
  + Trong chất rắn, sóng âm là sóng dọc, cả sóng ngang.
 - Âm do nhạc cụ phát ra thì êm tai, dễ chịu; và đồ thị dao động là những đường cong tuần hoàn có tần số xác định:nhạc âm.
 - Âm nghe chối tai, cảm giác khó chịu khi nghe, đồ thị là đường cong không tuần hoàn không có tần số xác định:tạp âm.

 

II. Các đặc trưng của âm  

1. Độ cao
   Là đặc trưng sinh lí của âm mà đặc trưng vật lí quyết định là tần số. Âm càng cao thì tần số càng lớn.
 - Âm cao: tần số lớn.
 - Âm trầm: tần số nhỏ.
  Tai người cảm nhận được âm có tần số từ  16Hz -  20.000Hz
 - Âm có:
  f > 20.000Hz: siêu âm.
  f < 16 Hz: hạ âm
(Tai người "không nghe" được sóng siêu âm và sóng hạ âm)


2. Âm sắc 

  Mỗi âm do một nguồn phát ra có dạng đồ thị khác nhau, nên các âm có sắc thái khác nhau. Đặc tính đó của âm gọi là âm sắc.

3. Độ to,cường độ âm, mức cường độ âm
a. Định nghĩa cường độ âm 

  Cường độ âm được xác định là năng lượng được sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian. Đơn vị cường độ âm là “oát trên mét vuông” (W/m2). 
 - Cường độ âm cùng lớn, cho ta cảm giác nghe thấy âm càng to.Độ to của âm không tỉ lệ thuận với cường độ âm.

b. Mức cường độ âm L: dùng để đặc trưng cho độ to của âm, gồm 130 mức (Từ mức 0 dB đến 130 dB) được đo bằng "đêxiben" (dB) hoặc "ben" (B).
I = W/S.t = P/S (Đơn vị: W/m2): P: công suất âm

: cường độ âm chuẩn ( ) (ngưỡng nghe)
* Nếu  thì 

* Nếu  thì 


* Nếu  thì 
Có  Và 

 

III. Giới hạn nghe của tai người

 - Ngưỡng nghe: Cường độ âm "nhỏ nhất" còn gây cảm giác âm. Ngưỡng nghe phụ thuộc vào tần số âm (Âm có tần số cao nghe thính hơn âm có tần số thấp).
 - Ngưỡng đau: Cường độ âm "lớn nhất" còn gây cảm giác âm nhưng làm đau tai. Ngưỡng đau "không phụ thuộc tần số âm".

 - Miền nghe được: Nằm giữa ngưỡng nghe và ngưỡng đau.

 

IV. Ống sáo: Ống sáo, các loại kèn có bộ phận chính là một ống có một đầu kín, một đầu hở. Khi thổi một luồng khí vào miệng ống khi không khí ở đó sẽ dao động. Dao động này truyền đi dọc theo ống và bị phản xạ ở hai đầu ống. 

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha