Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng giới thiệu phần TÍNH CHẤT HÓA HỌC, ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG CỦA XERI (Ce). nhằm hổ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.
Ngày đăng: 12-02-2019
4,486 lượt xem
1. Lịch sử về nguyên tố Xeri
- Xeri được Jöns Jakob Berzelius và Wilhelm Hisinger phát hiện tại Bastnäs, Thụy Điển và độc lập với họ là Martin Heinrich Klaproth tại Đức, đều vào năm 1803. Xeri được Berzelius đặt tên theo hành tinh lùn Ceres, phát hiện hai năm trước đó (1801). Như ban đầu được cô lập, xeri thực ra ở dạng ôxít của nó, và được gọi là Xeria, một thuật ngữ hiện nay vẫn còn dùng. Bản thân kim loại này là quá dương điện để có thể cô lập bằng công nghệ nung chảy khi đó, một đặc trưng của các kim loại đất hiếm nói chung.
2. Tính chất vật lí
- Xeri là kim loại màu trắng bạc, thuộc về nhóm Lantan. Nó tương tự như sắt là Kim loại trắng bạc (dạng bột màu đen) nặng, dẻo, thuận từ.
- Xe có khối lượng riêng là 6,668 g/cm3, có nhiệt độ nóng chảy là 8040C và sôi ở 34500C.
3. Tính chất hóa học
- Ce là kim loại có tính khử mạnh, có trạng thái oxi hóa phổ biến +3, +4.
a. Tác dụng với phi kim
- Tác dụng với oxi.
Ce + O2 → CeO2
* Lưu ý: Điều kiện thường, Ce Bị phủ màng oxit trong không khí ẩm.
- Tác dụng với các phi kim khác: Ce tác dụng được với các phi kim như halogen lưu huỳnh, hidro,...
2Ce + 3Cl2 → 2CeCl3
2Ce + 3S → Ce2S3
b. Tác dụng với axit
- Tác dụng axit HCl và H2SO4 loãng.
2Ce + 6HCl → 2CeCl3 + 3H2 .
- Tác dụng với H2SO4 đặc, nóng và HNO3. Ce khử được S+6 và N+5 xuống những mức oxi hoá thấp hơn.
Ce + 4HNO3 (loãng) → Ce(NO3)3 + NO + 2H2O.
c. Tác dụng với nước nóng
2Ce + 6H2O → 2Ce(OH)3 + 3H2 .
4. Trạng thái tự nhiên
- Xeri là nguyên tố phổ biến nhất trong số các nguyên tố đất hiếm, chiếm khoảng 0,0046% trọng lượng lớp vỏ Trái Đất. Nó được tìm thấy trong một số khoáng vật như allanit (còn gọi là orthit)—(Ca, Ce, La, Y)2(Al, Fe)3(SiO4)3(OH), monazit (Ce, La, Th, Nd, Y)PO4, bastnasit (Ce, La, Y)CO3F, hydroxylbastnasit (Ce, La, Nd)CO3(OH, F), rhabdophan (Ce, La, Nd)PO4-H2O, zircon (ZrSiO4), và synchysit Ca(Ce, La, Nd, Y)(CO3)2F. Monazit và bastnasit hiện nay là hai nguồn cung cấp xeri quan trọng nhất.
5. Điều chế
- Xeri thông thường được điều chế thông qua công nghệ trao đổi ion sử dụng cát monazit như là nguồn xeri của nó.
6. Ứng dụng
- Ứng dụng của xeri bao gồm:
+ Trong luyện kim:
+ Oxalat xeri là thuốc chống gây nôn.
+ Ôxít xeri (IV)
+ Sulfat xeri (IV) được sử dụng rộng rãi trong phân tích định lượng như là một tác nhân ôxi hóa.
+ Nitrat amoni xeric là một chất ôxi hóa một electron hữu ích trong hóa hữu cơ, được dùng để khắc axít có tính ôxi hóa cho các bộ phận cấu thành trong công nghiệp điện tử cũng như là tiêu chuẩn cơ bản trong phân tích định lượng.
+ Các hợp chất xeri được sử dụng trong thủy tinh như là một thành phần hay như là chất khử màu.
+ Xeri kết hợp với titan tạo ra màu vàng kim đẹp cho thủy tinh.
+ Các hợp chất xeri được dùng để tạo màu cho men gốm sứ.
+ Các hợp chất xeri (III) và xeri (IV) như clorua xeri (III) được sử dụng làm chất xúc tác trong tổng hợp hữu cơ.
Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
ĐÀO TẠO NTIC
Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857
Email: daotaontic@gmail.com
Gửi bình luận của bạn