TÍNH CHẤT HÓA HỌC, ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG CỦA TELU (Te)

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng giới thiệu phần TÍNH CHẤT HÓA HỌC, ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG CỦA TELU (Te) nhằm hổ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

Ngày đăng: 16-02-2019

5,266 lượt xem

Kết quả hình ảnh cho nguyen to telu

I. Lịch sử về nguyên tố Telu

 -  Telu được Muller phát hiện năm 1782 và 16 năm sau đó được Klaproth đặt tên Telu tức là đất.

 

II. Tính chất vật lí

 -  Telu là phi kim ở trạng thái rắn, màu xám, có ánh kim.

 - Te có 3 dạng thù hình:

  +  Dạng  thù  hình  bền  của  Telu  là  dạng  lục  giác  có  mầu  trắng  bạc  gồm những  mạch  chữ  chi Ten của  các  nguyên  tử  Telu,  nó  không  tan trong nước  cũng như trong bất kì loại dung môi nào khác. Tuy nhiên nó giòn, dễ bị vỡ vụn.

  +  Dạng màu nâu được tạo ra khi Telu kết tủa trong nước, ngoài ra Telu còn một số dạng thù hình khác nhưng không hoàn thiện.

  +  Telu vô định hình là chất bột màu hung, ở 250C chuyển sang dạng tinh thể.

 -  Ở nhiệt độ cao, hơi của Telu gồm những phân tử thuận từ Te2

 -  Telu có khối lượng riêng là 6,00 – 6,25 g/cm3’ có nhiệt độ nóng chảy là 449,80C và sôi ở 9900C.

 

III. Tính chất hóa học

 -  Telu là phi kim, trong hợp có nhiều trạng thái oxi hóa -2, +2,+4,+6.

 -  Telu vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử (đặc trưng).

 

1. Thể hiện tính khử 

 -  Te thể hiện tính khử khi tác dụng với các chất oxi hóa mạnh (như oxi, halogen, axit sunfuric đặc,...) có mức oxi hóa phổ biến là +4 và +6.

Thí dụ:  2Te + 8HNO3 (đặc)  2TeO2 (đỏ) + 8NO2 + 4H2O.   

             2Te + 5F2  TeF6 + TeF4 .

             Te + 2Cl TeCl4 .

2. Thể hiện tính oxi hóa

 -  Se thể tính oxi hóa khi tác dụng với kim loại và hidro, có mức oxi hóa đặc trưng là – 2.

 Thí dụ:  Te + H2  H2Te.

              3Te + 2Al  Al2Te3

3. Vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử

       3Te + 6NaOH (đặc)  Na2TeO3 + 2Na2Te + 3H2O.

 

IV. Trạng thái tự nhiên 

Trong  tự  nhiên,  Telu  tồn  tại  trong  nhiều  dạng  khoáng  vật  hiếm  và thường đi cùng với các kim loại nặng khác nh- Cu, Pb, Hg, và Au... Khoáng vật điển hình của Telu là Telurua và nó tương tự như Sunfua. 

      Thí dụ:  PbTe(Chì  Telurua);  Ag2Te (Bạc  Telurua);  Bi2Te3 (Bismut Telurua). 

 

V. Điều chế

Nguồn khai thác Telu chủ yếu trong công nghiệp là bụi khói của lò đốt pirit trong sản xuất axit sunphuric và bùn anôt trong quá trình tinh chế đồng bằng phương pháp điện phân. 

Dùng MnO2 để oxi hóa Te ở trong các chất thải đó thành oxit rồi tách oxit đó bằng khí SO2.       

    TeO2  + 2SO2  Te + 2SO3

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (1)

Gửi bình luận của bạn

Captcha