TÍNH CHẤT HÓA HỌC, ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG CỦA MAGIE (Mg)

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng giới thiệu phần TÍNH CHẤT HÓA HỌC, ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG CỦA MAGIE (Mg). nhằm hổ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

Ngày đăng: 09-06-2018

35,110 lượt xem

1. Lịch sử về nguyên tố magie

 -  Người Anh Joseph Black nhận ra magiê là một nguyên tố vào năm 1755, Năm 1808, Sir Humphrey Davy bằng điện phân đã cô lập được kim loại magiê nguyên chất từ hỗn hợp của magnesia và HgO. Năm 1831, A. A. B. Bussy điều chế được nó trong dạng cố kết. Magiê là nguyên tố phổ biến thứ 8 trong vỏ Trái Đất. Nó là một kim loại kiềm thổ, vì thế không tồn tại trong tự nhiên ở dạng đơn chất. Nó được tìm thấy trong các khoáng chất như magnesit, đôlômit v.v.

 

2. Tính chất vật lí

 -  Magiê là kim loại tương đối cứng, màu trắng bạc, nhẹ (chỉ nặng khoảng 2/3 nhôm nếu cùng thể tích) bị bao  phủ lớp màng oxit khi để ngoài không khí.

 -  Mg có khối lượng riêng là 1,737 (g/cm3); có nhiệt độ nóng chảy là 6480C và sôi ở 10950C.

 

 3. Tính chất hóa học

 -  Magie là chất khử mạnh nhưng yếu hơn natri và mạnh hơn nhôm. Trong hợp chất chúng tồn tại dưới dạng ion M2+.                            

                        M  →  M2+ + 2e

a. Tác dụng với phi kim

    Ví dụ:    2 Mg + O2  → 2 MgO + Q

 -  Trong không khí, Mg bị oxh chậm tạo thành màng oxit mỏng bào vệ kim loại, khi đốt nóng chúng bị cháy trong oxi.

Lưu ý:

 - Do Mg có ái lực lớn với oxi: 2Mg + CO2  →  MgO + C + Q; Vì vậy không dùng tuyết cacbonic để dập tắt đám cháy Mg.

b. Tác dụng với axit

 -   Với dung dịch HCl và H2SO4 loãng:

  Mg + H2SO4   →  MgSO4 + H2

 -   Với dung dịch HNO3:

 +  Khi tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, kim loại kiềm thổ khử N+5 thành N-3                       0                   +5                        +2                      -3

  4Mg + 10 HNO3  →  4 Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3 H2O

 +  Với dung dịch HNO3 đặc hơn, các sản phẩm tạo thành có thể là NO2, NO, ...

c. Tác dụng với nước

-  Ở nhiệt độ thường, Mg hầu như không tác dụng với nước. Mg phản ứng chậm với nước nóng (do tạo thành hidroxit khó tan). 

  Mg + 2H2 →  Mg(OH)2 + H2

Lưu ýMagie cháy trong hơi nước thu được MgO và hidro. 

  Mg + H2 →  MgO + H2

4. Trạng thái tự nhiên

 -  24Mg là đồng vị ổn định có ứng dụng trong địa chất học, tương tự như 26Al. 24Mg là sản phẩm phân rã của 26Al, có chu kỳ bán rã 717.000 năm.

 -  Magiê được tìm thấy trong hơn 60 khoáng chất, nhưng chỉ có đôlômit, magnesit, bruxit, cacnalit, bột tan, và ôlivin là có giá trị thương mại.

 

 5. Điều chế

 -  Kim loại này được sản xuất thông qua điện phân clorua magiê nóng chảy, thu được từ các nguồn nước mặn, nước suối khoáng hay nước biển.

      MgCl2  →  Mg + Cl2

 

6. Ứng dụng

 -  Các hợp chất của magiê, chủ yếu là ôxít magiê, được sử dụng như là vật liệu chịu lửa trong các lò sản xuất sắt và thép, các kim loại màu, thủy tinh hay xi măng. Ôxít magiê và các hợp chất khác cũng được sử dụng trong nông nghiệp, công nghiệp hóa chất và xây dựng. Nó được sử dụng để tạo các hợp kim nhôm - magiê dùng trong sản xuất vỏ đồ hộp, cũng như trong các thành phần cấu trúc của ô tô và máy móc. Ngoài ra magiê kim loại còn được sử dụng để khử lưu huỳnh từ sắt hay thép.

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (2)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
  • nguyễn văn tùng (17-12-2023) Trả lời
    không có mg tác dụng với kiềm à ad
  • Lê Minh (25-08-2020) Trả lời
    Chúng tôi mong muốn được Quý Thầy Cô, Nhà trường giúp nhận xét về khu vực có quặng theo phiếu phân tích đính kèm. Chân thành cảm ơn ! /Users/peter/Desktop/IMAGE 2020-08-21 18:44:40.jpg