TÍNH CHẤT HÓA HỌC, ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÌ (Pb)

Trung tâm gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng xin giới thiệu TÍNH CHẤT HÓA HỌC, ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÌ (Pb) nhằm hỗ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn thành công trong học tập.

Ngày đăng: 07-07-2018

18,769 lượt xem

Kết quả hình ảnh cho nguyên tố chì

1. Lịch sử về nguyên tố chì

 -  Chì từng được sử dụng phổ biến hàng ngàn năm trước do sự phân bố rộng rãi của nó, dễ chiết tách và dễ gia công. Nó dễ dát mỏng và dễ uốn cũng như dễ nung chảy. Các hạt chì kim loại có tuổi 6400 TCN đã được tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Vào đầu thời kỳ đồ đồng, chì được sử dụng cùng với antimon và asen.

 

2. Tính chất vật lí

 -  Chì có màu trắng bạc và sáng, bề mặt cắt còn tươi của nó xỉ nhanh trong không khí tạo ra màu tối. Nó là kim loại màu trắng xanh, rất mềm, dễ uốn và nặng, và có tính dẫn điện kém so với các kim loại khác.

 -  Chì là kim loại nặng, có khối lượng riêng là 11,34 g/cm3, nóng chảy ở 327,40C và sôi ở 17450C.

 

3. Tính chất hóa học

 -  Chì có tính khử yếu. Thế điện cực chuẩn của chì E0Pb2+/Pb= - 0,13V.

a. Tác dụng với phi kim

Ví dụ: Pb + F2   PbF2

           Pb + O2   PbO

-  Chì kim loại chỉ bị ôxi hóa ở bề ngoài trong không khí tạo thành một lớp chì ôxít mỏng, chính lớp ôxít này lại là lớp bảo vệ chì không bị ôxi hóa tiếp.

 

b. Tác dụng với axit

 - Chì không tác dụng với dung dịch HCl và H2SO4 loãng do các muối chì không tan bao bọc bên ngoài kim loại.

 - Chì tan nhanh trong dung dịch H2SO4 đặc nóng và tạo thành muối tan là Pb (HSO4)2.

Pb + 3H2SO4   Pb(HSO4)2 + SO2  + 2H2O.

 - Chì dễ dàng tan trong dung dịch HNO3, tan chậm trong HNO3 đặc.

3Pb + 8HNO3 (loãng, nóng)   3Pb(NO3)2 + 2NO  + 4H2O.

 

c. Tác dụng với dung dịch kiềm

 - Chì cũng tan chậm trong dung dịch kiềm nóng.

Pb + 2NaOH (đặc) + 2H2  Na2[Pb(OH)4] + H2 

 

4. Trạng thái tự nhiên

 -  Chì kim loại có tồn tại trong tự nhiên nhưng ít gặp. Chì thường được tìm thấy ở dạng quặng cùng với kẽm, bạc, và (phổ biến nhất) đồng, và được thu hồi cùng với các kim loại này. Khoáng chì chủ yếu là galena (PbS), trong đó chì chiếm 86,6% khối lượng. Các dạng khoáng chứa chì khác như cerussite (PbCO3) và anglesite (PbSO4).

 

5. Điều chế

 -  Các quặng sulfua của chì được đốt cháy chủ yếu tạo ra chì ôxit và một hỗn hợp sulfat và silicat của chì và các kim loại khác có trong quặng. 

 -  Chì ôxít tách ra từ quá trình đốt cháy được khử trong lò cao bằng than cốc

     PbO + CO   Pb + CO2

 

6. Ứng dụng

 - Chì là thành phần chính tạo nên ắc quy, sử dụng cho xe.

 - Chì được sử dụng như chất nhuộm trắng trong sơn.

 - Chì sử dụng như thành phần màu trong tráng men đặc biệt là tạo màu đỏ và vàng.

 - Chì dùng làm các tấm ngăn để chống phóng xạ hạt nhân.

 - Chì thường được sử dụng trong nhựa PVC.

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha