HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN NÀO SAU ĐÂY LÀ HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC

Những hiện tượng tự nhiên diễn ra là hiện tượng hóa học, vật lý, sinh học,...cần được giải thích như thế nào? Sau đây là gợi ý của Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

Ngày đăng: 25-10-2020

8,037 lượt xem

Hiện tượng tự nhiên nào xảy ra sau đây là hiện tượng hóa học?

  a. Mưa đá

  b. Gỉ sắt

  c. Mưa axit

  d. Cầu vồng

  e. Nước chảy đá mòn

  f. Thạch nhủ trong hang động

  g. Cháy rừng

  h. Sấm sét

  k. Quả xanh thành quả chín

Gợi ý:

 a. Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra.  (Hiện tượng vật lí)

 b. Gỉ sắt là hiện tượng kim loại sắt bị ăn mòn dưới tác dụng của không khí ẩm (CO2, H2O và O2)     

   4Fe + 3O2 + 6H2→ 4Fe(OH)(Hiện tượng Hóa học)

 c. Mưa axit: Do khói bụi ở các khu công nghiệp thải ra nhiều khí SO2 và NOx. Các khí này khi tiếp xúc với nước mưa tạo thành các axit H2SO3, HNO3 có trong nước mưa.

        SO2 + H2→ H2SO3

        2NOx + H2O + O2 → 2HNO(Hiện tượng Hóa học)

 d. Cầu vồng: là hiện tượng quang học thiên nhiên do sự tán sắc ánh sáng mặt trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa. (Hiện tượng vật lí)

 e. Nước chảy đá mòn: Trong nước sông, suối có chứa một lượng đáng kể CO2 mà trong đá có chứa nhiều CaCO3.

Vì vậy, CO2 và H2O góp phần làm mòn đá

  CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)(Hiện tượng Hóa học)

 f. Thạch nhủ trong hang động:

 - Trong nước khe suối có chứa Ca(HCO3)2 khi chảy vào các hang động dòng nước chậm rãi và Ca(HCO3)2 là chất kém bền dễ dàng bị phân hủy

  Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O

CaCO3 bám vào thành hang động và quá trình này diễn ra hàng triệu năm tạo thành cột thạch nhủ. (Hiện tượng Hóa học)

 g. Cháy rừng: Cây cối có thành phần chính là xenlulozơ khi bị cháy trong oxi không khí tạo thành CO2 và H2O

  (C6H10O5)n +  6nO2 → 6nCO2 +  5nH2(Hiện tượng Hóa học)

 h. Sấm sét: là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và mặt đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu, đôi khi còn xuất hiện trong các trận phun trào núi lửa hay bão bụi (cát). (Hiện tượng vật lí)

 k. Quả xanh thành quả chín: Quả xanh có chứa thành phần chính là tinh bột, theo thời gian cùng với một số chất xúc tác hoặc enzim biến đổi thành quả chín là glucozơ.

(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O(Hiện tượng Hóa học)

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha