I. Lời tựa
1. TỰ TÌM LỐI THOÁT HIỂM
Ở bất kể một môi trường nào cũng sẽ tiềm ẩn các nguy cơ. Hướng dẫn con tìm lối thoát hiểm là việc nên làm sớm.
Cách làm: Các cha mẹ thực hiện theo các bước như sau:
- Hướng dẫn con tìm ra cửa ra vào để chạy ra được chỗ thoáng đãng. Chỗ đó bao giờ cũng an toàn nhất.
- Dặn con lắng nghe theo lời cô giáo hướng dẫn thoát ra trong thời điểm khẩn cấp.
- Dặn con không chen lấn xô đẩy, xếp hàng đi theo thứ tự.
- Hướng dẫn con tránh sử dụng thang máy trong trường hợp khẩn cấp.
|
Không thoát hiểm bằng thang máy!Không thoát hiểm bằng thang máy! |
2. SỬ DỤNG NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG
Con người bao giờ cũng có nhu cầu nhà vệ sinh. Con sẽ ở trường tiểu học trong 5 năm liền, vì thế, xác định nhà vệ sinh ở khu vực nào là điều vô cùng quan trọng. Con rất cần tìm đúng và nhanh nhà vệ sinh khi có nhu cầu. Khi sử dụng nhà vệ sinh, yêu cầu con sử dụng đúng cách, sạch sẽ và văn minh để không gây ảnh hưởng đến nhà trường, các bạn bè khác. Ngoài ra, khi có nhiều bạn đang cùng có nhu cầu sử dụng, đề nghị con xếp hàng theo trật tự để cùng sử dụng, không chen ngang, lấn hàng. Nếu nhà vệ sinh của nhà trường chưa thực sự sạch sẽ, cha mẹ nên khuyên con cố gắng vì không nên nhịn, chờ đến khi trở về nhà vì như vậy rất nguy hiểm. Con có thể dội nước sạch sẽ trước khi đi. Sau khi sử dụng xong, con lại dội nước và vứt rác đúng nơi quy định thì sẽ làm cho nhà vệ sinh sạch hơn.
Cách làm: Khi đưa con đi chơi ở những nơi công cộng như công viên, nhà hàng, cha mẹ nên cho con tự tìm vị trí nhà vệ sinh. Nhớ dặn con đi vệ sinh xong dội nước và giữ vệ sinh chung. Nếu con thực hiện nghiêm chỉnh, nhớ khen ngợi con. Nếu con không thực hiện nghiêm chỉnh, nhớ phạt con nhẹ nhàng.
|
Dạy con những quy tắc của nhà vệ sinh công cộng |
3. ĐI CẦU THANG ĐÚNG CÁCH
Nếu đi cầu thang mà chen lấn xô đẩy, rất dễ có thể làm không chỉ bản thân bị ngã mà các bạn xung quanh cũng ngã theo.
Cách làm: Cha mẹ có thể hướng dẫn con đi cầu thang đúng cách như sau:
- Dán hình bàn chân nhỏ xíu theo hình bên ở cầu thang khu nhà hoặc ở trong nhà.
- Hướng dẫn con đi lên theo dấu chân mầu đỏ và đi xuống theo dấu chân mầu xanh.
- Cả nhà tập đi theo đúng quy định.
- Ai thực hiện sai sẽ bị phạt nhẹ.
|
Cả nhà phải tuân theo khi lên xuống thang. |
4. ĂN UỐNG Ở TRƯỜNG
Nếu con được cha mẹ xúc ăn suốt từ 0 – 6 tuổi thì việc ăn uống của con ở trường sẽ là điều rất phiền phức đối với cả con và thầy cô giáo. Các cha mẹ chú ý: thầy cô giáo tiểu học không phải là bảo mẫu như các giáo viên mầm non. Họ sẽ không có nhiệm vụ bón cho con, dỗ con ăn cho đủ suất. Nếu bé nhà mình ăn chậm, bé sẽ mệt, không đủ sức chịu đựng hết cả ngày học. Vì thế, dạy con ăn tự giác và đầy đủ sẽ là bài học các cha mẹ phải dạy con trước khi con bước chân vào trường tiểu học.
Ngoài ra, con cũng cần được học cách ăn uống gọn gàng, lịch sự. Trước khi ăn, con phải biết cách rửa tay cho đúng cách. Sau khi ăn, con cần phải biết tự dọn bát ăn của mình, lau bàn ghế và rửa tay, rửa mặt.
Cách làm: Để con có được nếp ăn uống phù hợp với sức khỏe, cha mẹ nên cho con ăn đầy đủ các chất ngay từ bé. Yêu cầu con tự xúc mọi bữa ăn. Nhớ đặt đồng hồ để con ăn trong thời gian quy định, thông thường là 30 phút. Khi con ăn chậm hơn, cha mẹ cất bát và không cho con ăn thêm gì cả. Bữa sau con đói sẽ ăn đúng giờ quy định. Làm liên tục như vậy độ 1 tuần, con sẽ vào nếp ăn rất nhanh mà không phải nhờ cha mẹ xúc. Lưu ý: Tuyệt đối không cho con ăn vặt trong thời gian 1 tuần tập luyện ăn đúng giờ nhé.
|
Các con tự ăn và không ăn chậm quá nhé!Các con tự ăn và không ăn chậm quá nhé! |
5. RỬA TAY ĐÚNG CÁCH
Các mẹ đừng lười nhé, hãy cố gắng dạy con quy trình rửa tay đúng cách theo quy định của Bộ Y tế. Con làm quen rồi thì việc rửa tay trở nên đơn giản thôi.
Cách làm: Cha mẹ hãy in bảng QUY TRÌNH RỬA TAY ĐÚNG CÁCH ở trên ra hoặc đi mua ở các hiệu sách. Dán đó vào trước khu vực rửa tay. Đặt ở đó một bánh xà phòng hoặc chai nước rửa tay. Tự mình rửa theo đúng quy trình và yêu cầu con thực hiện theo. Khi cả nhà cùng làm, thói quen tốt sẽ rất nhanh chóng được hình thành.
|
Quy trình rửa tay |
6. NGỦ Ở TRƯỜNG
Các cha mẹ lưu ý, con đi học tiểu học chắc chắn sẽ ăn và ngủ trưa tại trường. Các bé nào không hòa nhập được, khó ngủ trưa, sẽ bị mệt và chiều học hành sẽ khó khăn. Vì thế, các cha mẹ cần tập cho con thói quen ngủ trưa vào 1 giờ nhất định. Ở trường tiểu học, thời gian ngủ trưa sẽ là từ 12h – 13h45, nếu con có thói quen này từ trước thì con sẽ rất dễ dàng theo được lịch làm việc của trường. Các con cũng cần được tập thói quen nới rộng quần áo trước khi ngủ. Nếu là mùa đông, con cần phải cởi bớt quần áo cho đỡ vướng. Chăn và gối cần được giữ sạch và chia sẻ với bạn bè. Cha mẹ nhớ dặn dò con cẩn thận về điều này nhé.
Cách làm: Cha mẹ nên đặt lịch sinh hoạt như ở trường tiểu học. Thời gian đi ngủ giữ nghiêm chỉnh không thay đổi dù là ngày nghỉ hay ngày thường. Con sẽ theo thói quen đó và có nếp sinh hoạt phù hợp với trường Tiểu học.
|
Một kiểu phòng ngủ ở trường tiểu họcMột kiểu phòng ngủ ở trường tiểu học |
7. SINH HOẠT VỚI ĐỒNG PHỤC
Khác với mầm non, tiểu học sẽ luôn sống cùng đồng phục. Đồng phục của con sẽ là áo trắng và quần hoặc váy. Với các bé gái, các cha mẹ cần dặn con đi đứng chú ý để khỏi bị tốc váy. Khi ngồi khép chân để không bị lộ đồ lót. Với các bé trai, các cha mẹ cần chọn áo rộng một chút để con có thể mặc thoải mái. Các con cần học cách xắn tay áo lên cao khi vận động. Mùa hè con mặc quần sooc cũng nên chú ý chọn quần dài, nên cho con mặc quần lót để vận động thuận tiện mà không bị lộ. Áo các con mặc cần cái cúc cổ vừa đủ. Nên mở cúc cuối cùng để con có thể vận động dễ dàng mà không bị nghẹn cổ. Các kĩ năng này rất cần thiết, cha mẹ nhớ dặn dò con cẩn thận.
Cách làm: Cha mẹ hãy mua trước đồng phục cho con mặc thử nhé. Nhớ lâu lâu cho con mặc cho quen. Khi đi đứng, nói năng, cha mẹ làm mẫu và hướng dẫn con làm theo. Khi con làm tốt nhớ khen ngợi kịp thời.
|
Quen với sinh hoạt khi mặc đồng phụcQuen với sinh hoạt khi mặc đồng phục |
8. GIỮ TRẬT TỰ TRONG LỚP
Trẻ mầm non thì được tự do nói chuyện thoải mái. Nhưng khi lên tiểu học, các con sẽ không được tự do như vậy. Để bài giảng được tiến hành, chắc chắn cô giáo sẽ yêu cầu các con phải giữ trật tự. Với người lớn điều này quá dễ dàng nhưng với trẻ thì không dễ. Vậy cha mẹ cần phải làm gì để luyện cho con kĩ năng này.
Cách làm: Cha mẹ có thể yêu cầu con chơi trò chơi: Im lặng là vàng. Cả nhà đang ngồi nói chuyện vui vẻ, đột nhiên người quản trò yêu cầu trật tự. Lúc đó mọi thành viên trong gia đình giữ trật tự trong một thời gian ngắn. Ban đầu là 2 phút, sau đó tăng dần lên 5 – 10 phút. Để tiện cho việc giữ trật tự, các thành viên sẽ đặt ngón tay lên môi. Ai giữ trật tự được lâu và ngoan sẽ được thưởng. Lâu lâu cha mẹ cho con làm quản trò, con sẽ hào hứng chơi lắm đấy.
|
Giữ trật tự và cách xin phát biểu trong lớpGiữ trật tự và cách xin phát biểu trong lớp |
9. KHÔNG CHEN LẤN XÔ ĐẨY
Trẻ mầm non đã được làm quen với việc đi đứng theo hàng. Tuy nhiên, kỉ luật trong hàng không bị các cô tiến hành ráo riết. Hầu như các bé chỉ cần nắm áo bạn đằng trước và đi theo chỉ dẫn của cô giáo. Nhưng với trẻ tiểu học, kĩ năng đi theo hàng là khá quan trọng. Khi các bạn xếp hàng, các bạn phải tự xác định được hàng của lớp mình là ở đâu. Nhiều lớp, cô giáo lại sắp xếp học sinh theo ý đồ của cô. Vì thế, các bạn nhỏ còn cần xác định rõ mình đứng ở vị trí nào trong hàng.
Đứng trong hàng, trẻ không được phép nói chuyện riêng, phá hàng, trêu chọc bạn. Kỉ luật trong hàng nếu bị phá vỡ, có thể cả lớp sẽ bị phạt. Vì thế, rất cần thiết phải dạy trẻ không chen lấn xô đẩy khi đứng trong hàng, không nói chuyện riêng, phá hàng, trêu chọc bạn.
Cách làm: Khi đi ra chợ, siêu thị, rất cần có những kĩ năng đi đứng đàng hoàng, không chen lấn xô đẩy. Nhân tiện lúc này cha mẹ yêu cầu các bé đi theo hàng một, nhìn theo người phía trước để không bị lạc. Nếu cần thì nắm tay nhau. Như vậy, các bé cũng đã hiểu về cách đi đứng theo hàng lối. Khi con có hành vi chen lấn ở đây, cha mẹ cần giải thích cho con rõ ràng và nghiêm khắc khi con cố tình chen lấn.
10. GIỮ GÌN ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
Một “tội” rất phổ biến của học sinh lớp 1 khiến cha mẹ và thày cô vô cùng phiền lòng chính là phá đồ dùng học tập. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì những đồ dùng đó quá mới lạ với trẻ, cách thức sử dụng chúng trẻ chưa rõ lắm. Trẻ cũng không hiểu rõ về lợi ích của từng đồ dùng. Sự tò mò đó đã khiến trẻ rất thích thú khám phá và làm hỏng các đồ dùng.
Hơn nữa, do chưa quen với việc quản lý tài sản riêng, trẻ rất dễ làm mất mát đồ dùng như sách vở, bút, tẩy, bút chì…. Để tránh lãng phí, đồng thời dạy trẻ kĩ năng bảo vệ đồ dùng học tập cha mẹ cần thực hiện theo các bước như sau.
Cách làm: Ngay từ lớp lá ở trường mầm non, trẻ cần được học cách tự bảo quản đồ dùng. Cha mẹ giao cho con một món đồ nào đó để con bảo quản khi đi học, ví dụ: bút chì màu, thước kẻ... Nếu khi con mang đồ dùng đó về nhà, vẫn còn nguyên vẹn, sạch đẹp thì cha mẹ hãy khen ngợi con nhé. Còn nếu con làm mất hay hư hỏng món đồ đó, cha mẹ hãy phạt nhẹ cho con nhớ.
Phụ huynh cũng cần tìm hiểu xem đồ dùng học tập cho lớp 1 cần những gì nhé! Cha mẹ cũng cần có 1 buổi hướng dẫn con sử dụng toàn bộ các vật dụng lớp 1 mà cha mẹ đã cùng con đi mua. Thử yêu cầu con vẽ hình và dùng tẩy để xóa những hình chưa đẹp. Cha mẹ cũng có thể mua thêm cho con 1 cuốn vở và dạy con vẽ hình vào đó. Hướng dẫn con đặt tay làm sao để không bị quăn mép, nát vở. Yêu cầu con phải giữ vở cho sạch đẹp. Cuốn vở đó nên được giữ lại để làm kỉ niệm cho con trong tương lai.
|
Phụ huynh lưu ý về đồ dùng học tập |
11. SẮP XẾP GÓC HỌC TẬP
Các con sớm muộn cũng có bài tập về nhà. Bài đó có thể xuất hiện vào cuối tuần, cũng có thể xuất hiện trong kì nghỉ dài. Ngoài ra sách vở không phải ngày nào cũng mang hết đi. Mỗi ngày chỉ mang theo thời khóa biểu. Vì thế, chắc chắn cần có một góc nhỏ để các con sắp xếp đồ dùng của mình. Dạy con sắp xếp ngăn nắp góc học tập cũng là dạy con sống gọn gàng và bảo quản đồ dùng học tập của mình.
|
Góc học tập gọn gàng, đủ ánh sáng |
Cách làm: Cha mẹ hãy cùng con đi sắm một cái bàn học nhỏ và hướng dẫn con sắp xếp đồ đạc. Hãy tôn trọng quyết định của con nếu con muốn xếp đồ đạc theo ý mình. Nếu quyết định đó không hợp lý, con sẽ rút kinh nghiệm dần dần. Cha mẹ đừng phản đối ngay, hãy để con tự khám phá ra sự không hợp lý đó rồi khuyên con.
Nếu phụ huynh chưa có được những giải pháp hợp lí hãy đến Trung tâm gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng. Chúng tôi sẽ đồng hành cùng với con bạn đến trường.
II. Quy trình chọn gia sư dạy kèm tại nhà cho trẻ
Muốn đạt được kết quả tốt nhất cho bé yêu của bạn thì vai trò của người thầy là điều không thể bàn cãi. Nên việc chọn gia sư - dạy kèm tại nhà cho con bạn được tiến hành theo 4 bước:
- Bước 1: Lựa chọn gia sư – dạy kèm tại nhà theo mong muốn và đáp ứng với yêu cầu của phụ huynh học sinh.
- Bước 2: Tư vấn trao đổi về học lực, thời gian học, phương pháp học với gia sư dạy kèm tại nhà để thầy và trò thật sự hiểu nhau. Có thể làm một bài test nhỏ để đánh giá mức độ nhận thức của bạn.
- Bước 3: Thông báo cho phụ huynh học sinh biết mức độ nhận thức của học sinh, thông báo lịch dạy và dạy thử 2 buổi học.
- Bước 4: Sau khi dạy thử nếu đảm bảo hết ba bước trên thì sẽ chính thức nhận việc, còn không sẽ đổi gia sư (nếu cần)
III. Thời gian học
- Mỗi buổi học 1h30’
- Học từ 3 – 5 buổi trong 1 tuần.
IV. Khóa học: Phụ huynh học sinh có thể đăng kí cho các con em học theo 2 hình thức sau:
- Dạy kèm tại nhà một thầy một trò (tìm hiểu thêm tại đây)
- Dạy kèm tại nhà theo nhóm từ 2 đến 5 em thành một nhóm (tìm hiểu thêm tại đây)
V. Đăng kí khóa học
- Liên hệ trực tiếp qua số điện thoại:
0905.540.067 gặp thầy Dũng
0905.972.071 gặp thầy Lý
- Liên hệ qua email: daotaontic@gmail.com
VI. Học phí
- Giá thỏa thuận.
Ngoài ra, Trung tâm gia sư – dạy kèm tại nhà NTIC còn có đội ngũ thầy cô cố vấn bộ môn giàu kinh nghiệm đã xây dựng được một kho tài liệu và các phương pháp học tập mới đáp ứng nhu cầu học tập của con em phụ huynh học sinh. Và thường xuyên kiểm tra, giám sát lịch dạy kèm tại nhà cũng như về chuyên môn của các gia sư để đảm bảo chất lượng dạy và học đạt kết quả cao nhất.
Trung tâm luyện thi, gia sư – dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng
Gửi bình luận của bạn