Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, họ nhà tre luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do... Lời Văn mượt mà của bạn Trần Phương Thảo học sinh Trường THCS Nguyễn Lương Bằng- do Trung tâm gia sư - Dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng giới thiệu.
Ngày đăng: 19-12-2016
2,797 lượt xem
Đêm đã khuya, gió thổi từng cơn mát rượi, mang theo mùa hương của bùn, của lúa. Trăng sáng vằng vặc, chiếu những tia sáng bạc nhảy múa trên mặt hồ yên ả. Trên một mô đất nhỏ, cây cúc dại vươn mình, chui lên từ mặt đất đen, chính thức “ chào đời”. Lúc này, nó chỉ là một mầm non nho nhỏ, bé hơn hạt đậu ván. Nó nghiêng mình dưới trăng, hít lấy hít để mùi hương thơm sữa của lúa, Đôi mắt nó mở to, ngơ ngác, nhìn mọi vật xung quanh. Bất giác, ánh mắt nó khựng lại trên rặng tre già…..
Nhìn chăm chăm vào cây tre một lúc lâu, nó lại nhìn bên phải, nhìn bên trái, rồi lại nhìn lên trên. Cúc ta không biết cái “ thứ cao khều” ấy là gì, bên ngước lên cất tiếng hỏi:
- Xin chào…. Bác là ai vậy ạ?
Tre già đang lim nhim cảm nhận cái chi vị của một ngày nắng gắt, nghe tiếng hỏi liền mở đôi mắt mờ đục như phủ sương nhìn quanh.
- Ta là tre già, con cháu? Cháu là ai?
- Dạ…..cháu…..cháu là cúc dại…..Hôm nay là ngày cháu chào đời…..!
Cúc dại ấp úng, lễ phép đáp lời tre già.
Tre già gật gù, chặc lưỡi một tiếng rồi khăn giọng nói:
- Chà… cháu ngoan thật đấy! Ai dạy cháu nói” Xin chào” vậy?
- Dạ thưa, là mẹ đất ạ - Cúc Dại như mạnh dạn hơn, đáp lại một cách rành mạch.
- Nhưng….. mẹ Đất không nói cho cháu về người có tên là “ Tre “ bác ạ! Thì ra bác là tre….cơ mà cháu không biết cây tre là cây gì cả…
Cúc Dại ngượng ngùng, phụng phịu “ đôi má” nhìn tre già. Tre già bậc cười trước cử chỉ đáng yêu của cúc.
- Hà hà, không sao. Ta sẽ kể cho cháu nghe họ hàng nhà tre, cháu sẽ biết ngay thôi…
Cúc dại hào hứng, ánh mắt long lanh “vân” một tiếng rồi im lặng lắng nghe. Tre già nhìn xa xăm về phía trước, ra chiều suy nghĩ…. Chắc là đang chuẩn bị cho câu chuyện sắp sữa kể…
Họ hang nhà tre đã có từ rất lâu đời cháu ạ. Cây tre đã gắn bó với người dân việt qua hàng ngàn năm lịch sử. Dù đi bất cứ nơi đâu, là đồng bằng hay miền núi, cháu đều có thể thấy bóng những rặng tre nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre rất đông đúc, nào là: nứa, mai, vầu, trúc, giang, hóp….
Tre già nói một tràng dài không ngừng nghỉ. Cúc dại thì cứ thế trố mắt ngạc nhiên. Theo như nó thấy, cây tre rất thẳng. Bác tre bảo rằng từ khi sinh ra đã như vậy, điều đó thể hiện tính thật thà ngay thẳng. Điều làm bác tre tự hào là cho dù thân hình gầy guộc một màu xanh lục nhưng họ hàn nhà bác vẫn rất bền bỉ, chẳng sợ mưa gió. Trên người bác tre có rất nhiều gai nhọn giúp bác tự vệ, lá của bác mỏng và xanh với những gân song tuyệt đẹp…. Rễ của bác cũng là rễ chùm giống như nó, gầy guộc và cằn cõi nhưng bám rất chắc, bất cứ nơi đâu cũng có thể sống được….
Bác tre dừng lại một chút để lấy hơi, thở nhè nhẹ vào không khí. Cúc dại vẫn chưa thoát ra khỏi câu chuyện của tre già,vẫn bằng thử giọng khàn khàn. Tre già tiếp tục câu chuyện của mình…. Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, họ nhà tre luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Những ngày đất nước còn sơ khai, tre đã giúp chàng Gióng diệt lũ giặc Ân tàn bạo, giúp Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sôn Bạch Đằng. Lịch sữ vẻ vang ấy đến ngày nay vẫn còn được lưu truyền. Thuở đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, tre là vũ khí mạnh nhất dùng để tiêu diệt quân thù . Trong hai cuộc kháng chiến chống pháp và chống Mỹ họ hàng nhà tre đã tích cực tham gia kháng chiến, hy sinh bản thân đấu tranh vì đất nước….
Cúc dại hào hứng, mường tượng lại cuộc đấu tranh khốc liệt, bổng chốc reo lên.
- Oa! Tuyệt thật! Họ hàng nhà bác thật dung cảm – Cúc dại vừa vỗ tay vừa không ngớt lời khen ngợi. Tre già nhìn cức dại trìu mến.
- Tre còn là bạn của nhà nông nữa đấy. Tre giúp người làm cột, làm kèo, đan phên, nứa để dựng vách, làm nhà. Tre cùng người một nắng hai sương, đồng cam cộng khổ cùng con người gánh vác khó khan. Hơn thế tre còn là bạn tâm giao, gắn bó với tuổi già, làm ống điếu hút thuốc, trở thành niềm vui cho các cụ. Tre là chiếc nôi ru, giấc hồng cho con trẻ… dưới bóng dáng của cây tre là cả một nền văn hóa lâu đời đang được nâng niu, gìn giữ. Trong cuộc sống hằng ngày, tre vô cùng thân thuộc, tre là đôi đũa, là chiếc chõng, là chiếc giường…
Trăng đã lên cao, rọi rõ những chiếc lá khô, cong lên như những chiếc thuyền nan giữa hồ.
Đối với trẻ con ở nông thôn, tre làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Tre làm bóng râm giữa trưa hè oi ả để các bạn nhỏ vui đùa thỏa thích. Tre là bộ chuyền cho các bạn gái, là cây sáo vi vu trên lung trâu của các bạn trai. Những cánh diều cũng được làm từ tre, nâng ước mơ của bao bạn nhỏ bay cao, bay xa….
Cúc dại ngân ngấn lệ, cảm kích trước những đóng góp của loài tre với con người và cuộc sống.
- Cây tre quả thật tuyệt bác ạ. Nhưng bây giờ, nước ta đang áp dụng nền khoa học công nghệ hiện đại, các loại vũ khí mới được ra đời…. Vậy chẳng phải con người không cần đến các bác nữa hay sao? Các bác đâu còn giúp được gì….
Nghe cúc dại nói vậy, tre già thoáng giật mình nhưng rồi mỉm cười, ân cần đáp.
-Có lẽ cháu nói đúng, các loại vũ khí mới đã thay thế tre và giờ tre đã không còn quan trọng như trước nữa. Nhưng họ hàng tre nhà bác vẫn không ngừng cống hiến đấy thôi. Tre, nứa làm nên những trang giấy trắng. măng tre còn là một món ăn, ngon và bổ cho con người…. với những gì có thể, ta và những người bạn của ta sẽ tiếp tục sống, tiếp tục cống hiến cho đời….
Ánh mắt cúc dại long lanh như sao sang, Cúc trầm ngâm một lúc rồi tự hào bảo.
- Cháu cũng sẽ sống như các bác, sẽ sống có ý nghĩa như vậy. Mai này cháu này, cháu sẽ trổ những bông hoa thật đẹp, thật tươi để điểm tô cho cuộc sống….
Đã quá nữa đêm, mọi vật đã chìm sâu vào trong giấc ngủ từ lâu. Cúc dại và tre già đều mỉm cười rồi chìm vòa giấc ngủ, chuẩn bị đón một ngày mới với bao điều tốt lành.
Trần Phương Thảo
lớp 9/3 Trường THCS Nguyễn Lương Bằng
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
ĐÀO TẠO NTIC
Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857
Email: daotaontic@gmail.com
Gửi bình luận của bạn