Trung tâm gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng xin giới thiệu phần TÍNH CHẤT HÓA HỌC, ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG HỢP CHẤT CỦA CROM (II). Nhằm hỗ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn có 1 kì thi đạt kết quả tốt.
Ngày đăng: 10-02-2018
6,880 lượt xem
I. Crom (II) oxit (CrO)
1. Tính chất vật lí
- Chất rắn, màu đen
2. Tính chất hóa học
* Nhận xét: CrO có tính chất tương tự FeO. Đó là tính bazơ và tính khử.
a. CrO có tính bazơ:
CrO + 2HCl → CrCl2 + H2O
b. CrO là chất khử:
- Crôm II ôxit tác dụng với các xit như: HNO3 loãng hoặc HNO3 đặc nóng và H2SO4 đặc nóng, tạo ra sản phẩm mới là muối Cr3+.
Ví dụ: CrO + HNO3 → 3Cr(NO3)3 + NO + 5H2O.
3. Điều chế
- Có thể điều chế CrO bằng cách cho hỗn hợp Cr-Hg vào trong không khí, khi đó:
II. Crom (II) hidroxit (Cr(OH)2)
1. Tính chất vật lí
- Là chất rắn, màu vàng.
2. Tính chất hóa học
- Có tính bazơ và tính khử.
a. Tính bazơ:
Cr(OH)2 + 2HCl → CrCl2 + 2H2O
Cr(OH)2 → CrO + H2O (nung không có không khí)
b. Tính khử:
4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Cr(OH)3 (để ngoài không khí)
Cr(OH)2 + 4HNO3 → Cr(NO3)3 + NO2 + 3H2O
3. Điều chế
CrCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Cr(OH)2 (không có không khí)
II. Muối crom (II) Cr2+
1. Tính chất hóa học
- Là chất khử mạnh:
2CrCl2 + Cl2 → 2CrCl3
- Trong không khí, dung dịch CrCl2 bị oxi hóa bởi oxi không khí chuyển thành CrCl3.
4 CrCl2 + O2 + 4HCl → 4CrCl3 + 2H2O
2. Điều chế
- Cho Crom tác dụng với dung dịch axit HCl và H2SO4 loãng
Cr + 2HCl → CrCl2 + H2
Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
ĐÀO TẠO NTIC
Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857
Email: daotaontic@gmail.com
Gửi bình luận của bạn