Trung tâm gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC xin giới thiệu phần NHẬN BIẾT CÁC CHẤT KHÍ BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC nhằm hổ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.
Ngày đăng: 04-08-2016
64,249 lượt xem
I/ Nguyên tắc và yêu cầu khi giải bài tập nhận biết.
- Muốn nhận biết hay phân biệt các hóa chất chúng ta phải dựa vào phản ứng đặc trưng và có hiện tượng dễ dàng nhận biết được: như có chất kết tủa tạo thành sau phản ứng, đổi màu dung dịch, giải phóng chất có mùi hoặc có hiện tượng sủi bọt khí. Hoặc có thể sử dụng một số tính chất vật lí (nếu như bài cho phép) như độ tan, dễ bị phân hủy hay có mùi đặc trưng,...
- Phản ứng hoá học được chọn để nhận biết là phản ứng đặc trưng đơn giản và có dấu hiệu rõ rệt. Trừ trường hợp đặc biệt, thông thường muốn nhận biết n hoá chất cần phải tiến hành (n – 1) thí nghiệm.
- Tất cả các chất được lựa chọn dùng để nhận biết các hoá chất theo yêu cầu của đề bài, đều được coi là thuốc thử.
II/ Các bước tiến hành.
1/ Chiết (trích mẫu thử) các hóa chất cần nhận biết vào các ống nghiệm và (đánh số thứ tự)
2/ Chọn thuốc thử thích hợp (tuỳ theo yêu cầu đề bài: thuốc thử tuỳ chọn, hạn chế hay không dùng thuốc thử nào khác).
3/ Cho vào các ống nghiệm ghi nhận các hiện tượng xảy ra và rút ra kết luận.
4/ Viết phương trình hóa học minh hoạ.
III/ Các dạng bài tập thường gặp.
- Nhận biết các hoá chất (rắn, lỏng, khí) riêng biệt.
- Nhận biết các chất đựng trong các lọ mất nhãn riêng biệt.
- Xác định sự có mặt của các chất (hoặc các ion) trong cùng một dung dịch.
- Tuỳ theo yêu cầu của bài tập mà trong mỗi dạng có thể gặp 1 trong các trường hợp sau:
+ Nhận biết với thuốc thử tự do (không hạn chế thuốc thử)
+ Nhận biết với thuốc thử hạn chế (thông thường chỉ dùng 1 thuốc thử và không được dùng thêm các hóa chất khác)
+ Nhận biết không được dùng thuốc thử bên ngoài (thông thường dạng này chúng ta kẽ bảng vừa nhận biết hóa chất vừa lấy chất đó làm thuốc thử).
IV/ Nhận biết hóa chất đối với chất khí
1. Khí CO2:
- Dùng dung dịch nước vôi trong, hiện tượng xảy ra là làm đục nước vôi trong sau đó dung dịch trở nên trong suốt.
2. Khí SO2:
- Có mùi hắc khó ngửi, làm phai màu hoa hồng hoặc Làm mất màu dung dịch nước Brôm hoặc Làm mất màu dung dịch thuốc tím.
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O 2H2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4
3. Khí NH3:
- Có mùi khai, làm cho quỳ tím tẩm ướt hoá xanh.
4. Khí clo:
- Dùng dung dịch KI + Hồ tinh bột để thử clo làm dung dịch từ màu trắng chuyển thành màu xanh.
5. Khí H2S:
- Có mùi trứng thối, dùng dung dịch Pb(NO3)2 để tạo thành PbS kết tủa màu đen.
6. Khí HCl:
- Làm giấy quỳ tẩm ướt hoá đỏ hoặc sục vào dung dịch AgNO3 tạo thành kết tủa màu trắng của AgCl.
7. Khí NO (không màu):
- Để ngoài không khí hoá màu nâu đỏ.
8. Khí NO2 (màu nâu đỏ):
- Khi làm lạnh màu nâu đỏ nhạt dần sau đó mất màu, khi hết làm lạnh lại xuất hiện màu nâu đỏ.
9. Khí O3 (ozon):
- Sục khí ozon đi qua dung dịch KI và hồ tinh bột có hiện tượng tạo thành dung dịch màu tím xanh.
10. Khí O2:
- Đưa hòn than đỏ vào lọ chứa khí oxi hòn than bùng cháy.
11. Khí N2:
- Đưa que diêm đỏ vào làm que diêm tắt.
Trung tâm gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC
(nguồn từ internet)
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
ĐÀO TẠO NTIC
Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857
Email: daotaontic@gmail.com
Gửi bình luận của bạn