CHUYÊN ĐỀ: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN ELECTRON ĐỂ GIẢI BÀI TẬP KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH AXIT

Trung tâm gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC giới thiệu Chuyên đề: Định luật bảo toàn electron giúp cho các bạn rèn luyện, khắc sâu kiến thức chương Phản ứng oxi hóa - khử và bổ trợ kiến thức cho các bạn đang ôn tập chuẩn bị bước vào kì thi THPT quốc gia.

Ngày đăng: 18-06-2016

54,828 lượt xem

 

1. LÍ THUYẾT


- Nguyên tắc: 
 

 ∑ne cho = ∑ne nhận

 

Phương pháp này áp dụng cho các bài toán mà các chất tham gia phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá (các phản ứng oxi hoá khử), các bài toán phức tạp xảy ra qua nhiều quá trình, thậm trí nhiều bài không xác định dược chất dư chất hết. Điều đặc biệt lý thú của phương pháp này là không cần viết bất cứ một phương trình phản ứng nào, không cần quan tâm tới các giai đoạn trung gian…..

 

2. CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP

 

a. Kim loại  (hoặc hỗn hợp kim loại) tác dụng với axit (hoặc hỗn hợp axit) không có tính oxi hoá (HCl, H2SO4 loãng …)

b. Kim loại   (hoặc hỗn hợp kim loại) tác dụng với axit (hoặc hỗn hợp axit) có tính oxi hoá (HNO3, H2SO4 đặc, nóng …) tạo 1 khí hoặc hỗn hợp khí

c. Oxit kim loại (hoặc hỗn hợp oxit kim loại) tác dụng với axit (hoặc hỗn hợp axit) có tính oxi hoá (HNO3, H2SO4 đặc, nóng …)

d. Các bài toán liên quan tới sắt (điển hình là bài toán để sắt ngoài không khí)

e. Bài toán nhúng kim loại vào dung dịch muối.

Nói chung bất kỳ bài toán nào liên quan tới sự thay đổi số oxi hoá đều có thể giải được bằng phương pháp này.

3. BÀI TẬP VẬN DỤNG

 

DẠNG 1: KIM LOẠI + AXIT THƯỜNG (HCl, H2SO4 loãng) 

Phương pháp


- Chỉ những kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học mới tác dụng với ion H+ giải phóng H2.

   M + nH+ → Mn+ + n/2 H2
 

  -  Số mol HCl  = 2 số mol H2

  -  Số mol H2SO4 = số mol H2

Công thức 1Tính khối lượng muối clorua thu được khi hoà tan hết  hỗn hợp kim loại  bằng dd HCl giải phóng H2:

  m clorua = mh2 +71nH2

Ví dụ 1. Hòa tan hoàn toàn 8 g hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch axit HCl dư thấy có 4,48 lít khí thoát ra ở đktc và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan? 

A. 22,2g.    B. 11,1g.   C. 22,0g.    D. 16,0g.  

Giải


Áp dụng công thức 2 ta có:

  mmuối = m kim loại + mion tạo muối 


            = 8 + 71.0,2 = 22,2g 
 

Chọn đáp án A. 

 

Công thức 2: Tính khối lượng muối sunfat thu được khi hoà tan hết hỗn hợp kim loại bằng H2SO4 loãng giải phóng H2:

  msunfat = mh2 + 96nH2

 

Ví dụ 2. Hòa tan 9,14g hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 thu được 7,84 lít khí X (đktc) và 2,54g chất rắn Y và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m(g) muối, m có giá trị là 

 

A. 31,45g.   B. 33,25g.    C. 40,2g.    D. 35,58g. 

Giải

Áp dụng công thức 2 ta có:

  mmuối = mkim loại phản ứng + mion tạo muối 


           = (9,14 - 2,54) + 96.7,84/22,4 = 40,2 g 
 

Chọn đáp án C 

 

Ví dụ 3: Hòa tan hết 5,1 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và H2SO4 0,25M thu được dung dịch X và 5,6 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan 

là: 


 A. 25,975 g    B. 25,950 g    C. 103,850 g   D.77,865 g 


Giải:

Tổng số mol H+ là: 0,5.(0,5 + 2.0,25) = 0,5 mol 


Số mol H2 là: 5,6:22,4 = 0,25 mol 
  2H+ + 2e → H2 
  0,5             0,25 

Áp dụng công thức 2 tính khối lượng muối: 


mmuối = m2 kim loại + mCl- + mSO42-


          = 5,1 + 0,5.0,5.35,5 + 0,25.0,5.96 = 25,975g 


Chọn đáp án A. 

 

Bài tập tự làm


Câu 1. Cho 7,68 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào 400 ml dung dịch Y gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,512 lít khí (đktc). Biết trong dung dịch, các axit phân li 
hoàn toàn thành các ion. Phần trăm về khối lượng của Al trong X là: 

 

A. 25%    B. 75%     C. 56,25%    D. 43,75% 

Câu 2. Hoà tan 7,8g hỗn hợp bột Al và Mg trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dung dịch axit tăng thêm 7,0g. Khối lượng nhôm và magie trong hỗn hợp đầu là: 


A. 2,7g và 1,2g     B. 5,4g và 2,4g 

C. 5,8g và 3,6g     D. 1,2g và 2,4g 

Câu 3. Cho 15,8 gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đậm đặc. Thể tích khí clo thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là: 

 

A. 5,6 lít.    B. 0,56 lít.   C. 0,28 lít.    D. 2,8 lít. 

Câu 4. Hòa tan hoàn toàn 20g hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch axit HCl dư thấy có 11,2 lít khí thoát ra (ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan? 

 

A. 55,5g.    B. 91,0g.    C. 90,0g.   D. 71,0g. 

Câu 5. Hòa tan 9,14g hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí X (đktc) và 2,54g chất rắn Y và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m(g) muối, m có giá trị là 

 

A. 31,45g.   B. 33,25g.   C. 3,99g.   D. 35,58g. 

Câu 6. Cho 11,3 gam hỗn hợp Mg và Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 2M dư thì thu được 6,72 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thu được khối lượng muối khan là: 


A. 40,1g    B. 41,1g    C. 41,2g    D. 14,2g 

Câu 7. Cho 40 gam hỗn hợp vàng, bạc, đồng, sắt, kẽm tác dụng với O2 dư nung nóng thu được m gam hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X này tác dụng vừa đủ dung dịch HCl cần 400 ml dung dịch HCl 2M (không 
có H2 bay ra). Tính khối lượng m. 


A. 46,4 gam    B. 44,6 gam      C. 52,8 gam   D. 58,2 gam 

Câu 8. Cho m gam Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo 1,792 lít khí ( đktc). Cũng cho m gam Fe tác dụng với HNO3 loãng thì thấy thoát ra V lít khí (đktc) khí N2O. Giá trị V là: 

 

A. 0,672 lít   B, 1.344 lít   C. 4,032 lít    D. 3,36 lít 

Câu 9. Hoà tan 1,92 gam kim loại M ( hóa trị n ) vào dung dịch HCl và H2SO4 loãng vừa đủ thu được 1,792 lít khí H2. Kim loại M là: 

 

A. Fe     B. Cu    C. Zn     D. Mg 


Câu 10. Cho 5,1 gam hỗn hợp hai kim loại Al và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít H2 (đktc). Tính thành phần % theo khối lượng của Al trong hỗn hợp đầu là: 

 

A. 52,94%    B. 32,94%    C. 50%     D. 60% 

DẠNG 2: KIM LOẠI + AXIT CÓ TÍNH OXI HÓA (HNO3, H2SO4 đặc ) 

Phương pháp


Bài toán: Cho một kim loại (hoặc hỗn hợp các kim loại) tác dụng với dung dịch axit HNO3 loãng, dung dịch acid HNO3 đặc nóng cho ra hỗn hợp khí hợp chất của nitơ như NO2, NO, N2O, N2, hoặc NH3 (tồn tại 
dạng muối NH4NO3 trong dung dịch).

 
* Lưu ý: 
 

- Kim loại có nhiều số oxy hóa khác nhau khi phản ứng với dung dịch acid HNO3 loãng, dung dịch acid HNO3 đặc nóng sẽ đạt số oxy hóa cao nhất . 


- Hầu hết các kim loại phản ứng được với HNO3 đặc nóng (trừ Pt, Au) và HNO3 đặc nguội (trừ Pt, Au, Fe, Al, Cr…), khi đó N+5 trong HNO3 bị khử về các mức oxy hóa thấp hơn trong những hơn chất khí tương ứng. 


- Các kim loại tác dụng với ion NO3- trong môi trường axit H+ xem như tác dụng với HNO3Các kim loại Zn, Al tác dụng với ion NO3- trong môi trường kiềm OH- giải phóng NH3

Công thức:  

 mmuối = mkim loại phản ứng + mgốc axit 

* Lưu ý: 


Tổng số mol HNO3 =12.nN2 + 10.nN2O + 4.nNO + 2.nNO2 
 

Ví dụ 1: Cho 1,35g X gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với HNO3 thu được 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. Tính khối lượng muối. 

A. 5,69 gam    B.4,45 gam     C. 5,5 gam     D. 6,0 gam 


Giải:


  mmuối = mkim loại phản ứng + mgốc axit 


  mmuối = mkl + 62( 3nNO + nNO2)

  mmuối = 1,35 + 62.0,07 = 5,69 gam. 

  Đáp án C 

* Lưu ý: 

Tính khối lượng muối sunfat thu được khi hoà tan hết hỗn hợp các kim loại bằng H2SO4 đặc, nóng giải phóng khí SO, S, H2S:

 

  mmuối= mkl + 96(nSO2 + 3n+ 4nH2S)

 

Ví dụ 2: Hòa tan hoàn toàn 11,9 g hỗn hợp gồm Al và Zn bằng H2SO4 đặc nóng thu được7,616 lít SO2 (đktc), 0,64 g S và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là: 
 

A. 50,3 g     B. 30,5 g      C. 35,0 g      D. 30,05 g- 
 

Giải:


  mmuối  = mkim loại phản ứng + mgốc axit 
  

  Mà mgốc acid = Mgốc axit .ne (nhận)/(số điện tích gốc axit) 
 

  mmuối= mkl + 96(nSO2 + 3nS)


  mmuối  =  11,9 + 96.0,8/2 = 50,3gam.

  Đáp án A 


Bài tập tự làm

Câu 1. Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thì thu được hỗn hợp gồm 0,015 mol khí N2O và 0,01mol khí NO (phản ứng không tạo NH4NO3). Giá trị của m là: 

 

A. 13,5 gam.   B. 1,35 gam.   C. 0,81 gam.   D.8,1gam. 

Câu 2. Hòa tan hoàn toàn 1,2g kim loại X vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,224 lít khí N2 (đktc). Giả thiết phản ứng chỉ tạo ra khí N2. Vậy X là: 

 

A. Zn      B. Cu      C. Mg     D. Al 

Câu 3. Một hỗn hợp gồm hai bột kim loại Mg và Al được chia thành hai phần bằng nhau: 
- Phần 1: cho tác dụng với HCl dư thu được 3,36 lít H2
- Phần 2: hoà tan hết trong HNO3 loãng dư thu được V lít một khí không màu, hoá nâu trong không khí (các thể tích khí đều đo ở đktc). Giá trị của V là: 


A. 2,24 lít. B. 3,36 lít.   C. 4,48 lít.   D. 5,6 lít. 

Câu 4. (Đề tuyển sinh ĐH-CĐ khối A-2007) Hoàn tan hoàn toàn 12 g hỗn hợp Fe, Cu ( tỉ lệ mol 1: 1) bằng HNO3 thu được V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO, NO2 và dung dịch Y chứa 2 muối và axit dư. Tỉ khối của X so với H2 là 19. Giá trị V là: 

 

A. 5,6     B. 2,8      C. 11,2     D. 8,4 

Câu 5. Cho 1,35 gam hỗn hợp Cu, Mg, Al tác dụng với HNO3 dư được 896 ml hỗn hợp gồm NO và NO2 có Mtrung bình = 42. Tính tổng khối lượng muối nitrat sinh ra (khí ở đktc). 

 

A. 9,41 gam.   B. 10,08 gam.  C. 5,07 gam.   D. 8,15 gam. 

Câu 6. Hòa tan hết 4,43 gam hỗn hợp Al và Mg trong HNO3 loãng thu được dung dịch A và 1,568 lít (đktc) hỗn hợp hai khí (đều không màu) có khối lượng 2,59 gam trong đó có một khí bị hóa thành màu nâu trong không khí. Tính số mol HNO3 đã phản ứng. 

 

A. 0,51 mol.   B. 0,45 mol.   C. 0,55 mol.   D.0,4mol. 

Câu 7. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm ba kim loại bằng dung dịch HNO3 thu được 1,12 lít hỗn hợp khí D (đktc) gồm NO2 và NO. Tỉ khối hơi của D so với hiđro bằng 18,2. Tính thể tích tối thiểu dung 
dịch HNO3 37,8% (d = 1,242g/ml) cần dùng. 

 

A. 20,18 ml.   B. 11,12 ml.   C. 21,47 ml.   D. 36,7 ml. 

Câu 8. Hòa tan 6,25 gam hỗn hợp Zn và Al vào 275 ml dung dịch HNO3 thu được dung dịch A, chất rắn B gồm các kim loại chưa tan hết cân nặng 2,516 gam và 1,12 lít hỗn hợp khí D (ở đktc) gồm NO và NO2. Tỉ khối của hỗn hợp D so với H2 là 16,75. Tính nồng độ mol/l của HNO3 và tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng. 


A. 0,65M và 11,794 gam.   

B. 0,65M và 12,35 gam. 

C. 0,75M và 11,794 gam. 

D. 0,55M và 12.35 gam. 

Câu 9. Hòa tan hoàn toàn 9,4 gam đồng bạch (hợp kim Cu – Ni ) vào dun dịch HNO3 loãng dư. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,09 mol NO và 0,003 mol N2. Phần trăm khối lượng Cu trong hỗn hợp là: 


A. 74, 89%    B. 69.04%    C. 27.23%     D.25.11% 

Câu 10. Hòa tan hết 35,4 g hỗn kim loại Ag và Cu trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 5,6 lít khí duy nhất không màu hóa nâu trong không khí. Khối lượng Ag trong hỗn hợp. 


A. 16,2 g    B. 19,2 g    C. 32,4 g    D. 35,4g 

Câu 11. Hoà tan Fe trong đung dịch HNO3 dư thấy sinh ra hỗn hợp khí chứa 0,03 mol NO2 và 0,02 mol NO. Khối lượng Fe bị tan: 

 

A. 0,56g    B. 1,12 g    C. 1,68g    D. 2,24g 

Câu 12. Cho 11g hỗn hợp Fe, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thu được 0,3 mol khí NO. Tính % khối lượng Al. 

 

A. 49,1g     B. 50,9g     C.36,2g    D. 63,8g 

Câu 13. Cho m gam Cu phản ứng hết với dung dịch HNO3 thu được 8,96 lít hỗn hợp khí NO và NO2 (đktc) có khối lượng là 15,2 gam. Giá trị m là: 


A. 25,60     B. 16,00    C. 2,56    D. 8,00 

Câu 14. Hoà tan hoàn toàn 32 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 dư thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và NO, có tỉ khối so H2 bằng 17. Kim loại M là: 


A. Cu      B. Zn     C. Fe     D. Ca 

Câu 15. Hòa tan 2,4 g hỗn hợp Cu và Fe có tỷ lệ số mol 1:1 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Kết thúc phản ứng thu được 0,05 mol một sản phẩm khử duy nhất có chứa lưu huỳnh. Xác định sản phẩm đó: 


A. SO2     B. H2S      C. S        D. H2 

Câu 16. Cho 8,3 gam hỗn hợp hai kim loại Al và Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc dư thu được 6,72 lit khí SO2 (đktc). Khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu:

 
A. 2,7g; 5,6g       B. 5,4g; 4,8g 

C. 9,8g; 3,6g       D. 1,35g; 2,4g 

Câu 17. Khi cho 9,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đậm đặc thấy có 49gam H2SO4 tham gia phản ứng tạo muối MgSO4, H2O và sản phẩm khử X. X là: 

 

A. SO2      B. S      C. H2S       D. SO2, H2

Câu 18. Hòa tan hết 16,3 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg, Al và Fe trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 0,55 mol SO2. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng chất rắn khan thu được là: 

 

A. 51,8g     B. 55,2g     C. 69,1g     D. 82,9g 

Câu 19. Hòa tan hoàn toàn 4,0 gam hỗn hợp Mg, Fe, Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được 2,24 lít khí SO2 duy nhất (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là: 

 

A. 23,2.     B. 13,6.     C. 12,8.     D. 14,4. 

Câu 20. Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thoát ra 0,112 lít khí (đktc) khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Công thức của hợp chất đó là: 

 

A. FeCO3.    B. FeS2.     C. FeS.      D. FeO. 
 

DẠNG 3: HỖN HỢP KIM LOẠI VÀ OXIT TÁC DỤNG VỚI AXIT

Phương pháp

Sau đây là một số ví dụ điển hình.

Ví dụ 1: Oxi hóa hoàn toàn 0,728 gam bột Fe ta thu được 1,016 gam hỗn hợp hai oxit sắt (hỗn hợp A).


1. Hòa tan hỗn hợp A bằng dung dịch axit nitric loãng dư. Tính thể tích khí NO duy nhất bay ra (ở đktc).


A. 2,24 ml.    B. 22,4 ml.     C. 33,6 ml.     D. 44,8 ml.


2. Cũng hỗn hợp A trên trộn với 5,4 gam bột Al rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm (hiệu suất 100%). Hòa tan hỗn hợp thu được sau phản ứng bằng dung dịch HCl dư. Tính thể tích bay ra (ở đktc).


A. 6,608 lít. B. 0,6608 lít. C. 3,304 lít. D. 33,04. lít


Giải


1. Ta nhận thấy tất cả Fe từ Fe0 bị oxi hóa thành Fe+3, còn N+5 bị khử thành N+2, O20 bị khử thành 2O-2 nên phương trình bảo toàn electron là:

 

   3n + 0,009.4 = 0,039 mol.


trong đó, n là số mol NO thoát ra. Ta dễ dàng rút ra


  n = 0,001 mol → VNO = 0,001.22,4 = 0,0224 lít = 22,4 ml. 


2. Ta thấy Fe0 cuối cùng thành Fe+2, Al0 thành Al+3, O20 thành 2O-2 và 2H+ thành H2 nên ta có phương trình bảo toàn electron như sau:


  0,013.2 + (5,4.3)/ 27 = 0,009 .4 + n.2


  → n = 0,295 mol → VH2 = 0,295 . 22,4 = 6,608lít. 

Nhận xét: Trong bài toán trên các bạn không cần phải băn khoăn là tạo thành hai oxit sắt (hỗn hợp A) gồm những oxit nào và cũng không cần phải viết và cân bằng phương trình  mà chỉ cần quan tâm tới trạng thái đầu và trạng thái cuối của các chất oxi hóa và chất khử rồi áp dụng luật bảo toàn electron để tính lược bớt được các giai đoạn trung gian ta sẽ tính nhẩm nhanh được bài toán.


Ví dụ 2: Trộn 0,81 gam bột nhôm với bột Fe2O3 và CuO rồi đốt nóng để tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp A. Hoà tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO3 đun nóng thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất) ở đktc. Giá trị của V là


A. 0,224 lít.  B. 0,672 lít.  C. 2,24 lít.  D. 6,72 lít.


Giải


Tóm tắt theo sơ đồ:

0,81 g Al + (Fe2O3, CuO) → hh A hòa tan hoàn toàn dd HNO3  V(NO) = ?


Thực chất trong bài toán này chỉ có quá trình cho và nhận electron của nguyên tử Al và N.

 


 Al               →    Al+3 + 3e 
0,09 mol


N+5 + 3e →    N+2
0,09 mol           0,03 mol

 


→ VNO = 0,03.22,4 = 0,672 lít. 

 

 

Nhận xét: Phản ứng nhiệt nhôm chưa biết là hoàn toàn hay không hoàn toàn do đó hỗn hợp A không xác định được chính xác gồm những chất nào nên việc viết phương trình hóa học và cân bằng phương trình phức tạp. Khi hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A trong axit HNO3thì Al0 tạo thành Al+3, nguyên tử Fe và Cu được bảo toàn hóa trị.

 

Bài tập tự làm

 

Câu 1. Cho 8,3 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe (nAl = nFe) vào 100 ml dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn A gồm 3 kim loại. Hòa tan hoàn toàn chất rắn A vào dung dịch HCl dư thấy có 1,12 lít khí thoát ra (đktc) và còn lại 28 gam chất rắn không tan B. Nồng độ CM của Cu(NO3)2 và của AgNO3 lần lượt là

 

A. 2M và 1M.          B. 1M và 2M.

C. 0,2M và 0,1M.     D. kết quả khác.

 

Câu 2. Hòa tan 15 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Mg và Al vào dung dịch Y gồm HNO3 và H2SO4 đặc thu được 0,1 mol mỗi khí SO2, NO, NO2, N2O. Phần trăm khối lượng của Al và Mg trong X lần lượt là

 

A. 63% và 37%.          B. 36% và 64%.

 

C. 50% và 50%.          D. 46% và 54%.

 

Câu 3. Trộn 60 gam bột Fe với 30 gam bột lưu huỳnh rồi đun nóng (không có không khí) thu được chất rắn A. Hoà tan A bằng dung dịch axit HCl dư được dung dịch B và khí C. Đốt cháy C cần V lít O2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. V có giá trị là

 

A. 11,2 lít.     B. 21 lít.     C. 33 lít.     D. 49 lít.

 

Câu 4. Hỗn hợp A gồm 2 kim loại R1, R2 có hoá trị x, y không đổi (R1, R2 không tác dụng với nước và đứng trước Cu trong dãy hoạt động hóa học của kim loại). Cho hỗn hợp A phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư thu được 1,12 lít khí NO duy nhất ở đktc.

 

Nếu cho lượng hỗn hợp A trên phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thì thu được bao nhiêu lít N2. Các thể tích khí đo ở đktc.

 

A. 0,224 lít.   B. 0,336 lít.   C. 0,448 lít.   D. 0,672 lít.

 

Câu 5. Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. Tính khối lượng muối tạo ra trong dung dịch.

 

 A. 10,08 gam. B. 6,59 gam. C. 5,69 gam. D. 5,96 gam.

 

Câu 6. (Khối A - TSĐH - 2007) Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là

 

A. 2,24 lít.    B. 4,48 lít.    C. 5,60 lít.    D. 3,36 lít.

 

Câu 7. Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là

 

A. 2,52 gam.   B. 2,22 gam.  C. 2,62 gam.  D. 2,32 gam.

 

Câu 8. Hỗn hợp X gồm hai kim loại A và B đứng trước H trong dãy điện hóa và có hóa trị không đổi trong các hợp chất. Chia m gam X thành hai phần bằng nhau:

 

- Phần 1: Hòa tan hoàn toàn trong dung dịch chứa axit HCl và H2SO4 loãng tạo ra 3,36 lít khí H2.

- Phần 2: Tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất).

 

Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của V là

 

A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 6,72 lít.

 

Câu 9. Cho m gam bột Fe vào dung dịch HNO3 lấy dư, ta được hỗn hợp gồm hai khí NO2 và NO có VX = 8,96 lít (đktc) và tỉ khối đối với O2 bằng 1,3125. Xác định %NO và %NO2 theo thể tích trong hỗn hợp X và khối lượng m của Fe đã dùng?

 

A. 25% và 75%; 1,12 gam.   B. 25% và 75%; 11,2 gam.

 

C. 35% và 65%; 11,2 gam.   D. 45% và 55%; 1,12 gam.

 

Câu 10. Cho 3 kim loại Al, Fe, Cu vào 2 lít dung dịch HNO3 phản ứng vừa đủ thu được 1,792 lít khí X (đktc) gồm N2 và NO2 có tỉ khối hơi so với He bằng 9,25. Nồng độ mol/lít HNO3 trong dung dịch đầu là

A. 0,28M.   B. 1,4M.    C. 1,7M.    D. 1,2M.

                                       Trung tâm gia sư NTIC 

 

                                         

 

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (4)

Gửi bình luận của bạn

Captcha