CÂN BẰNG PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ

Trung tâm gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC giới thiệu Chuyên đề: Phản ứng oxi hóa - Khử giúp cho các bạn rèn luyện, khắc sâu kiến thức chương Phản ứng oxi hóa - khử và bổ trợ kiến thức cho các bạn đang ôn tập chuẩn bị bước vào kì thi THPT quốc gia.

Ngày đăng: 23-06-2016

58,598 lượt xem

1. Số oxi hóa, cách tính số oxi hóa của nguyên tố trong hợp chất

 

-  Số oxi hóa của nguyên tố trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử, khi giả thiết rằng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử là liên kết ion.

-  Quy tắc tính số oxi hóa:

 + Trong đơn chất, số oxi hóa nguyên tố bằng 0:.

 + Tổng đại số số oxi hoá của các nguyên tử trong phân tử (trung hoà điện) bằng 0.

 + Tổng đại số số oxi hoá của các nguyên tử trong một ion phức tạp bằng điện tích của ion đó.

 + Khi tham gia hợp chất, số oxi hoá của một số nguyên tố có trị số không đổi: H là +1, O là -2 …

 

* Chú ý: Dấu của số oxi hoá đặt trước con số, còn dấu của điện tích ion đặt sau con số (số oxi hóa Fe+3 ; Ion sắt (III) ghi: Fe3+)

 

2. Cân bằng phản ứng oxi hóa - khử theo phương pháp thăng bằng electron

 

- Nguyên tắc: dựa vào sự bảo toàn electron nghĩa là tổng số electron của chất khử cho phải bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận.

 

- Các bước cân bằng:

 + Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng với các nguyên tố có sự thay đổi số oxi hóa.

 + Bước 2: Viết các quá trình: khử (cho electron), oxi hóa (nhận electron).

  + Bước 3: Cân bằng electron: nhân hệ số để:

Tổng số electron cho = tổng số electron nhận.

(tổng số oxi hóa giảm = tổng số oxi hóa tăng).

 +  Bước 4: Cân bằng nguyên tố không thay đổi số oxi hoá (thường theo thứ tự:

    Kim loại (ion dương):

    Gốc axit (ion âm).

    Môi trường (axit, bazơ).

    Nước (cân bằng H2O để cân bằng hiđro).

 +  Bước 5: Kiểm soát số nguyên tử oxi ở 2 vế (phải bằng nhau).

 

* Lưu ý:

- Khi viết các quá trình oxi hoá và quá trình khử của từng nguyên tố, cần theo đúng chỉ số qui định của nguyên tố đó.

 

Ví dụ: Fe0 + H2S+6Ođặc nóng → Fe+32(SO4)3 + S+4O2 + H2O

     chất khử   chất oxi hóa

 

     1 x 2Fe0 → 2Fe+3 + 6e

     3 x S+6 + 2e → S+4

2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H20

3. Các dạng phản ứng oxi hóa - khử

Dạng 1: Phản ứng oxi hóa – khử thông thường (có thể có axit, kiềm hay nước tham gia phản ứng là chất môI trường)

Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron. Hãy cho biết vai trò chất phản ứng là chất khử, chất oxi hóa hay chất môi trường ? Giải thích.

1. NH3   +  O2  →  NO  +  H2O

2. Mg + HNO3  →  Mg(NO3)2  +  NH4NO3  + H2O

3. Zn  +  H2SO4   ZnSO4  +  H2S  +  H2O

4.  MnO2  + HCl   →  MnCl2 + Cl2­  + H2O

5.  KMnO4 + HCl      KCl + MnCl2 + Cl2­  + H2O

6.  KMnO4 + FeSO4 + H2SO4     Fe2(SO4)3  + MnSO4 + K2SO4 + H2O

7.  KMnO4 + K2SO3+ H2O        K2SO4 + MnO2 + KOH

8.  FeO +  HNO3     Fe(NO3)3+N2O­+H2O

Dạng 2 : Phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử

Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron. Hãy chỉ ra nguyên tố là chất khử, chất oxi hóa

1. KClO3   ——>  KCl   +  O2

2. AgNO3  ——> Ag  + NO2  + O2

3. Cu(NO3)2  ——-> CuO   + NO2  + O2

4. HNO3 ——-> NO2  +  O2   + H2O

5. KMnO4  ——> K2MnO4  +  O2  +  MnO2

Dạng 3 : Phản ứng tự oxi hóa – khử

1. Cl2  +  KOH   ——-> KCl  + KClO3  +  H2O

2. S + NaOH  ——> Na2S  + Na2SO3   + H2O

3. NH4NO2  ——–> N2  +  H2O

4. I2  +  H2O  ——–> HI  + HIO3

Dạng 4 : Phản ứng  oxi hóa – khử  có số oxi hóa là phân số

1. Fe3O4  +  Al —–> Fe  +  Al2O3

 

  1. 2. Fe3O4   +  HNO3  ——->  Fe(NO3)3   +  NO  + H2O
  2. 3. CH3 – C = CH  + KMnO4  + KOH  —-> CH3 – COOK  + K2CO3  + MnO2 + H2O
  3. 4. CH3 – CH = CH2 + KMnO4 + H2O —–> CH3 – CH(OH) –CH2(OH) + MnO2 + KOH

5. Fe3O4  + HNO3  —–>  Fe(NO3)3  + NO­  + H2O

 Thay sản phẩm khí NO­ lần lượt bằng NO2, N2O, N2, NH4NO3 rồi cân bằng.

Dạng 5 : Phản ứng  oxi hóa – khử  có nhiều chất khử

1. FeS2  +  O2   ——->  Fe2O3   +  SO2

2. FeS  + KNO3  —–> KNO2   + Fe2O3   +  SO3

3. FeS2 + HNO3   —–>  Fe(NO3)3  + H2SO4 + NO2­ + H2O

4. FeS2 + HNO3 + HCl  —–> FeCl3 + H2SO4 + NO­ + H2O

5. FeS + HNO3  —–> Fe(NO3)3  + Fe2(SO4)3 + NO­ + H2O

6. As2S3  +  HNO3  +  H2O  —–> H3AsO4   + H2SO4  + NO

7. CrI3  + Cl2  + KOH —> K2CrO4  + KIO4  + KCl  + H2O

8. As2S3   +  KClO3  + H2O  —–> H3AsO4  + H2SO4  + KCl

9. Cu2S  + HNO3  —–> NO  + Cu(NO3)2  +  CuSO4  +  H2O

10. CuFeS2  + Fe2(SO4)3  + O2  + H2O  ——> CuSO4  + FeSO4  + H2SO4

11. CuFeS2  + O2  ——> Cu2S  + SO2   + Fe2O3

12. FeS  + H2SO4  —-> Fe2(SO4)3  +  S  + SO2  + H2O

13. FeS  + H2SO4  —-> Fe2(SO4)3   + SO2  + H2O

14. FeS2  + H2SO4  —-> Fe2(SO4)3   + SO2  + H2O

15. Cr2S3  + Mn(NO3)2  + K2CO3  —–> K2CrO4  + K2SO4  + K2MnO4  + NO  + CO2

16. Cu2S.FeS2  + HNO3  —–> Cu(NO3)2  +  Fe(NO3)3  + H2SO4  + NO + H2O

Dạng 6 : Phản ứng  oxi hóa – khử  có só oxi hóa tăng giảm ở nhiều mức

1. Al + HNO3  ——->  Al(NO3)3  +  NO  +  N2O   +  H2O  (VNO  : VN2O  =  3 :  1)

2. Al + HNO3  ——->  Al(NO3)3  +  NO  +  N2   +  H2O  ( nNO  : nN2  =  3 :  2)

3. FeO  +  HNO3  ——>  Fe(NO3)3  +  NO2   + NO  +  H2O

(Biết tỉ lệ số mol NO2  :  NO  =  a : b )

4. FeO  +  HNO3  ——>  N2O  +  NO  + Fe(NO3)3  +  H2O

(Biết tỉ lệ số mol N2O  :  NO  =  x : y )

5. Al + HNO3  ——->  Al(NO3)3  +  NO  +  N2O   +  H2O

(Biết tỉ lệ số mol NO  :  N2O  =  1 : 2 )

Dạng 7 : Phản ứng  oxi hóa – khử  có hệ số bằng chữ

1.  M  + HNO3  —–>  M(NO3)n  + NO2­ + H2O  (Với M là kim loại hoá trị n)

Thay NO2­ lần lượt bằng: NO, N2O, N2,  NH4NO3 rồi hoàn thành phản ứng.

2.   M  + H2SO4  —–>   M2(SO4)n  + SO2­  + H2O

3.  FexOy  + HNO3 —–>   Fe(NO3)3  + NO­ + H2O

Thay NO­ lần lượt bằng NO2, N2O, N2, NH4NO3 rồi hoàn thành phản ứng.

4.  FexOy + H2SO4  —–>  Fe2(SO4)3  +  SO2­  + H2O

5. FeO + HNO3  —–>  Fe(NO3)3  + NxOy­  + H2O

6. M2(CO3)n  +  HNO3  ——> M(NO3)m  +  NO  + CO2  +  H2O

7. NaIOx  +  SO2  +  H2O   —-> I2  +  Na2SO4   +  H2SO4

8. Cu2FeSx  +  O2  ——>  Cu2O    + Fe3O4   +  SO2

9.  FexOy + H2SO4 —–>  Fe2(SO4)3  +  SO2­ +  S + H2O

10. FexOy  + HNO3  —–>   Fe(NO3)3  + NxOy­ + H2O

11. M  + HNO3 —–>   M(NO3)n  + NxOy­ + H2O

Dạng 8 : Phản ứng  oxi hóa – khử  có chất hữu cơ

1. C6H12O6   +  H2SO4 đ ——->  SO2   +  CO2   +  H2O

2. C12H22O11  +  H2SO4  đ  ——-> SO2 +  CO2  +  H2O

3.  CH3- C  CH  + KMnO4 + H2SO4 ——–> CO2 +  K2SO4  + MnSO4  + H2O

4. K2Cr2O7  + CH3CH2OH  +  HCl  ——-> CH3-CHO  +  KCl +  CrCl3  +  H2O

5. HOOC – COOH  + KMnO4 + H2SO4  ——> CO2  +   K2SO4  +  MnSO  +  H2O

Dạng 9 :  Vận dụng việc cân bằng phản ứng  oxi hóa – khử  làm bài tập

Làm bài tập vận dụng

Trung tâm gia sư NTIC

 

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (29)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
  • Kim Anh (13-12-2020) Trả lời
    cho e xin phương pháp, các bước lm dạng 6 vs ạ
  • Lành Nguyễn (12-09-2020) Trả lời
    cho e hỏi ở bc 3 cân bằng số electron cho và nhận thì chỉ số nhân có thể là 1/2 ko ạ
  • Hoàng Hiếu (15-04-2020) Trả lời
    Giúp e giả dạng 1 câu 5 vs 6 ạ cần gấp ạ
    • Đào tạo NTIC (15-04-2020)
      2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2­ + 8H2O (2Cl- > Cl2 + 2e ) * 5 (Mn+7 + 5e > Mn+2) *2 tương tự 2KMnO4 + 10FeSO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O
  • NGUYỄN THANH THÚY (01-12-2019) Trả lời
    giải giúp em câu 1 dạng 4 vs ạ
    • Đào tạo NTIC (02-12-2019)
      3Fe3O4 + 8Al > 9Fe + 4Al2O3
  • Lê Đặng Mã (25-11-2019) Trả lời
    giúp em câu 10,11 dạng 5 được không mong ad trả lời nhanh
    • Thảo (27-11-2019)
      Câu 8 dạng 5 lm thế nào ạ
    • Đào tạo NTIC (29-11-2019)
      3As+3S3-2 + 14KCl+5O3 + 18H2O > 6H3As+5O4 + 9H2S+6O4 + 14KCl-1 As2+3S3-2 > 2As+5 + 3S+6 + 28e cl+5 + 6e > Cl-1 hệ số 3 và 14
  • Xem thêm các bình luận khác