Rất nhiều các phụ huynh chúng ta thường hay thắc mắc: Tại sao đồ chơi của con em phụ huynh mua về nhiều thế không chơi mà lại đi nghịch phá các vật dụng trong nhà nếu không khéo có thể gây nguy hiểm do các thiết bị điện gây ra?
Ngày đăng: 04-06-2016
3,539 lượt xem
A. Có 3 nguyên nhân chính
1. Tâm lí của trẻ thường hay tò mò, hiếu động, thích được khám phá những cái mới. Khi phụ huynh mua đồ chơi về cho trẻ ban đầu trẻ rất thích nhưng sau một thời gian, trẻ không còn khám phá thêm được gì nữa sẽ chán và đi tìm những đồ chơi mới. Vì thế, khi mua đồ chơi cho trẻ phụ huynh không nên mua những món đồ chơi đắt tiền mà nên mua những đồ chơi phù hợp với trẻ đa dạng và phong phú các loại hình đồ chơi để đáp ứng được nhu cầu khám phá và kích thích trí thông minh của trẻ.
2. Trẻ em thích làm người lớn, do đó trẻ thường chăm chú theo dõi những việc làm của người lớn sau đó bắt chước làm theo. Những dụng cụ hay thiết bị trong nhà rất có thể kích thích mãnh liệt tâm lí tò mò ở trẻ. Phụ huynh nên dành một ít thời gian trò chuyện, ân cần chỉ bảo công dụng của mỗi vật dụng trong nhà và nói rõ lí do trẻ không được sử dụng hay khám phá các vật dụng ấy. Nhưng đa số phụ huynh chúng ta thường dùng biện pháp cấm đoán, bực dọc la mắng hay hăm dọa thậm chí là đánh đập trẻ khi táy máy những vật dụng đó, làm như thế sẽ càng kích thích tính tò mò của trẻ thôi thúc trẻ lén lút thực hiện đôi khi để lại những hậu quả khôn lường.
3. Trẻ em thường không quí mến các đồ chơi, khi có một đồ chơi mới các em vứt ngay những đồ chơi cũ đi. Vì vậy, khi mua đồ chơi cho trẻ tốt nhất phụ huynh nên đặt một điều kiện nào đó khiến cho cố gắng để đạt được hoặc tặng cho trẻ những đồ chơi nhân một sự kiện nào đó như sinh nhật trẻ,… để giáo dục ý thức được giá trị của món đồ chơi và động viên tinh thần cho trẻ, giúp cho trẻ trân quý hơn các tặng phẩm của mình và giữ gìn đồ chơi đó được cẩn thận hơn.
Tóm lại, khi chọn mua đồ chơi cho trẻ, phụ huynh nên khuyến khích trẻ tự chọn lấy đồ chơi cho mình để trẻ tự thể hiện mình nhằm tăng cường tính độc lập của trẻ và nếu phụ huynh làm được như vậy thì trẻ sẽ yêu thích món đồ chơi đó hơn và bảo quản rất tốt đồ chơi của mình.
B. Giới thiệu những mẫu đồ chơi giúp trẻ tăng cường trí thông minh
1. Trò chơi xếp hình
Công dụng của khối xếp hình về mặt giáo dục trẻ chẳng khác nào những viên vitamin tổng hợp. Trẻ chơi xếp hình không chỉ rèn luyện và thuần thục các kỹ năng vận động mà còn học được mọi thứ từ những khái niệm toán học cơ bản tới cách giải quyết vấn đề. Một nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra rằng, trẻ ở độ tuổi mẫu giáo nếu thường xuyên chơi xếp hình sẽ có điểm toán và kết quả các môn thi cao hơn trẻ không được chơi xếp hình khi chúng lên cấp hai. Sharon MacDonald, chuyên gia đào tạo giáo viên theo chương trình giáo dục sớm kiêm tác giả cuốn “Block Play”, giải thích: “Khi trẻ chơi xếp hình, trẻ phát triển được những hiểu biết về phân số, hình dạng và số đếm”.
2. Chơi với trái bóng
Khối xếp hình không phải đồ chơi tuyệt vời duy nhất cho sự phát triển trí thông minh của bé. Ngay cả trẻ sơ sinh cũng có thể bám theo một quả bóng bằng ánh mắt chăm chú khi nó lăn trên sàn nhà.
Khi trẻ lớn hơn và có thể bò theo trái bóng, trẻ sẽ có nhận thức về không gian. Quả bóng cách mình bao xa? Cơ thể mình có liên hệ gì với nó? Khi trẻ đến tuổi tới lớp mẫu giáo, nhận thức về không gian dẫn tới suy nghĩ logic. Giờ thì bé bắt đầu xác định xem ném bóng khó hay dễ, theo hướng nào vì bé đã thành thạo kỹ năng cầm nắm, đón bắt hơn.
3. Cốc xếp chồng
Khi trẻ chơi với cốc xếp chồng thường thì bé xếp không theo trật tự nào nhưng bắt đầu hiểu ra mối quan hệ về kích thước. Đừng gây áp lực để bé phải làm đúng ngay từ đầu. Khi lớn hơn, bé sẽ nhận ra, nếu bạn đặt cốc nhỏ trong lòng cốc lớn thì cốc nhỡ sẽ không vừa nữa. Bé bắt đầu hiểu về trật tự sắp xếp trước sau.
Bé có thể dành hàng giờ đổ đầy cát hoặc nước vào cốc rồi lại trút hết ra. Khi bé dần để ý đến sự khác biệt giữa cốc đầy và cốc trống không, bé sẽ có hiểu biết đầu tiên về thể tích. Bé sẽ nhận ra có thể đổ nhiều cốc cát nhỏ vào trong cốc lớn nhất, nhưng khi trút cát từ cốc lớn nhất vào cốc nhỏ nhất thì sẽ tạo thành một dòng thác.
Việc thêm nước vào trò chơi với cốc xếp chồng sẽ giúp bé có thêm cảm nhận ban đầu về khoa học. Nếu bạn rót nước từ vật chứa này sang vật chứa có hình dạng khác, bạn vẫn sẽ có lượng nước như vậy. Nếu không trực tiếp chơi bằng tay, phần lớn trẻ sẽ nói với bạn rằng vật chứa lớn hơn sẽ chứa nhiều nước hơn.
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
ĐÀO TẠO NTIC
Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857
Email: daotaontic@gmail.com
Gửi bình luận của bạn